Cao gần 34 m, đặc tả rõ nụ cười an nhiên, từ bi, hỉ xả, tượng Phật Di Lặc màu trắng sáng trên đỉnh núi Cấm (An Giang) vừa được tổ chức Kỷ lục châu Á công nhận là tượng Phật lớn nhất châu Á.
Sáng 29/5, UBND tỉnh An Giang cùng tổ chức Kỷ lục châu Á đã công bố, tượng Phật Di Lặc trên đỉnh núi Cấm (xã An Hảo, huyện Tịnh Biên) là "Tượng Phật Di Lặc trên đỉnh núi" lớn nhất ở châu Á. Tượng thuộc chùa Phật Lớn, tọa lạc trên đỉnh Thiên Cấm Sơn (cao 710 m so với mực nước biển) - ngọn núi cao và hùng vĩ nhất của vùng Thất Sơn huyền bí.
Tượng có chiều cao từ chân đến đỉnh là 33,6 m, diện tích bệ 27x27 m, khuôn viên tượng Phật rộng 2,2 ha. Bức tượng đặc tả rõ nét nụ cười an nhiên, từ bi, hỉ xả và bụng to đặc trưng của Phật Di Lặc. Chân đế bệ tượng làm bằng đá gắn kính phản xạ cao cấp màu xanh ve mang ý nghĩa một khối kim cương.
Đứng ở vị trí nào trên núi Cấm đều thấy tượng Phật Di Lặc màu trắng sáng, ngồi uy nghiêm giữa không gian xanh ngát với nụ cười hiền hậu.
Bức tượng được khoảng 60 nhân công làm việc liên tục trong gần 2 năm.
Từ nơi đặt tượng Phật Di Lặc du khách có thể ngắm toàn cảnh cánh đồng vàng rực ở dưới đồng bằng sắp bước vào mùa thu hoạch.
Đường lên núi Cấm khá quanh co, nguy hiểm...
... nhưng mỗi ngày có hàng nghìn lượt du khách ở khắp nơi về làm lễ.
Gia Bảo
Sáng 29/5, UBND tỉnh An Giang cùng tổ chức Kỷ lục châu Á đã công bố, tượng Phật Di Lặc trên đỉnh núi Cấm (xã An Hảo, huyện Tịnh Biên) là "Tượng Phật Di Lặc trên đỉnh núi" lớn nhất ở châu Á. Tượng thuộc chùa Phật Lớn, tọa lạc trên đỉnh Thiên Cấm Sơn (cao 710 m so với mực nước biển) - ngọn núi cao và hùng vĩ nhất của vùng Thất Sơn huyền bí.
Tượng có chiều cao từ chân đến đỉnh là 33,6 m, diện tích bệ 27x27 m, khuôn viên tượng Phật rộng 2,2 ha. Bức tượng đặc tả rõ nét nụ cười an nhiên, từ bi, hỉ xả và bụng to đặc trưng của Phật Di Lặc. Chân đế bệ tượng làm bằng đá gắn kính phản xạ cao cấp màu xanh ve mang ý nghĩa một khối kim cương.
Đứng ở vị trí nào trên núi Cấm đều thấy tượng Phật Di Lặc màu trắng sáng, ngồi uy nghiêm giữa không gian xanh ngát với nụ cười hiền hậu.
Bức tượng được khoảng 60 nhân công làm việc liên tục trong gần 2 năm.
Từ nơi đặt tượng Phật Di Lặc du khách có thể ngắm toàn cảnh cánh đồng vàng rực ở dưới đồng bằng sắp bước vào mùa thu hoạch.
Đường lên núi Cấm khá quanh co, nguy hiểm...
... nhưng mỗi ngày có hàng nghìn lượt du khách ở khắp nơi về làm lễ.
Gia Bảo
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét