Hiển thị các bài đăng có nhãn Ẩm Thực Bốn Phương. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Ẩm Thực Bốn Phương. Hiển thị tất cả bài đăng

3 thg 6, 2015

3 quán cafe có không gian tĩnh lặng tại thành phố Đà Nẵng

Cộng Café, Danang Souvenir & Café, Lý Băng Phương café, PAPA Container Coffee là những quán có không gian mở, phù hợp với nhu cầu nghỉ ngơi của du khách vào cuối ngày.

Cộng Café

Tọa lạc trên phố Bạch Đằng, với mặt tiền hướng ra sông, nơi đây thu hút nhiều khách du lich Da Nang gia re, đặc biệt vào các tối cuối tuần thứ 7 và chủ nhật. Quán có phong cách quen thuộc là đệm ghế làm từ chăn con công xanh đỏ, sách cũ, thùng phi hay những khẩu hiệu của một thời xưa cũ.


Tại quán café này có hai tầng với không gian ngoài vỉa hè, trong nhà tùy nhu cầu của khách. Một số loại đồ uống được yêu thích như café, café cốt dừa, sữa chua, bạc xỉu,…

Danang Souvenir & Café

Danang Souvenirs & Cafe cũng nằm trên đường Bạch Đằng. Quán có không gian mở với mong muốn tạo cảm giác yên bình, thoải mái cho khách. Du khách có thể trò chuyện với bạn, làm việc, nghỉ ngơi hay thả hồn ngắm nhìn con sông trước mặt mà không sợ bị làm phiền. Tại khu vực này còn có nhiều quày hàng bán đồ lưu niệm với nhiều sản phẩm mang đậm nét văn hóa Đà Nẵng.

Lý Băng Phương café

Lý Băng Phương cafe biến một ngôi nhà cổ trên phố Hoàng Văn Thụ thành nơi thưởng thức cà phê với phong cách nghệ thuật. Theo lời giới thiệu của chủ quán, không gian ở đây rộng rãi, mát mẻ và nhẹ nhàng, là nơi khách có thể "rước những món đồ nhỏ xinh về bầu bạn". Đặc biệt, đối với những du khách có đam mê đọc sách thì đây là nơi dừng chân lý tưởng vì ở quán còn có khu vực yên tỉnh dành riêng cho những du khách thích đọc sách. Hãy cùng tour Da Nang he 2015 cảm nhận sự yên tỉnh vào buổi tối tại thành phố Đà Nẵng.


Các loại đồ uống hút khách là cà phê kiểu Nhật, chanh tưởi, nước ép cà rốt,... Ngoài ra, vào một số tối trong tuần, quán tổ chức thêm ca nhạc, mang không khí mới cho thực khách.

PAPA Container Coffee

Phong cách của quán PAPA Container Coffee là cổ điển với hai màu xanh, vàng chủ đạo. Chủ quán đã lồng hình ảnh nước Pháp yêu thích vào cuốn thực đơn làm bằng giấy tái chế hay bức họa tháp Eiffel trên tường.


Để thêm điểm nhấn, nhiều cây xanh cũng được bố trí tại một số nơi trong phòng. Điều này khiến quán hấp dẫn cả các nhiếp ảnh gia, những người luôn muốn tìm ra nhiều góc máy lạ. Ngoài đồ uống, nơi đây còn phục vụ thêm điểm tâm sáng để những du khách có thể nạp thêm năng lượng cho 1 chuyến hành trình du lich he gia re.

Xem thêm kinh nghiệm du lịch Đà Nẵng chi phí tiết kiệm nhất tại: http://sohatravel.vn/kinh-nghiem-du-lich-da-nang-tiet-kiem-nhat-rat-chi-tiet.html

5 thg 3, 2015

Những món ăn đến từ bộ phận 'nhạy cảm' ở Hà Nội

Nầm nướng, ngẩu pín, súp tinh hoàn là món được chế biến từ những bộ phận nhạy cảm của gà, dê, bò hay ngựa, rất phổ biến ở các quán nướng tại Hà Nội.

Các món nói trên rất hấp dẫn thực khách, đặc biệt là các đấng mày râu, bởi có một niềm tin rộng rãi trong công chúng về việc "ăn gì bổ nấy".

Ngẩu pín nướng

Ngẩu pín chính là món ăn được chế biến từ bộ phận sinh dục của con bò đực. Khi nướng, món ăn này trở thành đồ nhậu ưa thích của đàn ông.

Ngẩu pín nướng hấp dẫn thực khách là đàn ông. Ảnh: M.C

Ngẩu pín được chế biến bằng cách thái nhỏ như những miếng thịt xiên, ướp ngũ vị và chút mật ong, kẹp vào vỉ hoặc xiên vào que rồi nướng trên than hoa đến chín vàng. Món ăn này có vị ngon ngọt, sần sật, dai dai và mùi thơm của mật ong. Ngẩu pín nướng thường được chấm tương ớt, ăn cùng các loại rau thơm như mùi tàu, húng chó, lá mơ, rau diếp cá, húng bạc hà...
Ở Hà Nội, bạn có thể tìm quán bán món này ở phố Phương Liệt, phố Nguyễn Khánh Toàn, Lê Thanh Nghị hoặc phố Phùng Hưng.

Súp tinh hoàn gà

Nhiều người thích món ăn này bởi cho rằng nó giúp tăng cường sinh lực phái mạnh. Cách chế biến cũng rất đơn giản, chỉ cần băm nhỏ lá hẹ rồi nhét vào giữa tinh hoàn, đem hấp cách thủy. Ngoài ra, tinh hoàn gà có thể xào cùng các loại rau, vẫn dẻo và mềm ngọt.

Món ăn này rất phổ biến ở Việt Nam. Bạn dễ dàng tìm trong các quán ăn chuyên về gà ở Hà Nội.

Nầm bò

Nầm (vú) bò nướng là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người, nhất là vào những ngày đông lạnh giá. Tuy là món dễ làm nhưng để ngon quan trọng nhất là khâu tẩm ướp và nước chấm. Nầm bò sau khi nướng có độ giòn, sật sần cùng vị thơm của dầu ăn, bơ. Món ăn này ăn kèm với đậu bắp, cà chua, cà tím, hành tây.

Nầm bò nướng. Ảnh: Trí Hưng

Khác với nầm nướng, món nầm chiên được chao trong chảo ngập dầu sôi sau khi tẩm ướp gia vị, chút bột, vừng... cho tới vàng. Nhờ đó, lớp vỏ bên ngoài giòn nhưng lớp nầm bên trong lại chín mềm.

Có thể tìm món ăn này tại các quán ăn trên phố Phạm Ngọc Thạch, phố Mã Mây.

Pín ngựa

Pín ngựa được nhiều đàn ông ưa chuộng bởi đây là món ăn có tác dụng "lấy lại bản lĩnh đàn ông". Thường pín được làm sạch, thái khúc rồi đem ninh nhừ với nước luộc gà. Cá quả được băm nhuyễn trộn đều với lòng trắng trứng, chút gia vị, rượu, hành, gừng, nấm hương rồi vê thành từng viên đem hấp lên. Khi ăn pín hầm được bày cùng với viên cá, rồi rưới nước hầm đã thêm một chút bột đao vào cho sánh, và thường ăn nóng.

Ngoài ra còn một cách chế biến khác cũng không kém phần hấp dẫn. Pín đem ngâm nước nóng cho nở ra rồi loại bỏ lớp da bên ngoài, rửa sạch, thái khúc rồi đem xào cùng thịt gà, thêm chút gừng thái chỉ cho thơm. Đảo đều tay cho đến khi ngả sang màu vàng rồi đổ nước, cho gia vị, chút rượu vang đun nhỏ lửa, khi ăn pín ăn rất mềm và giòn.

Món ăn này được bán ở quán ăn trên đường Hoàng Quốc Việt

Nầm dê nướng

Ở Hà Nội không thiếu gì các quán ăn liên quan đến dê, đặc biệt là món nầm dê nướng. Nầm dê mềm, giòn giòn, được ướp gia vị đậm đà và nướng trên các bếp than hoa. Món này thường được chấm với chao mới đúng điệu.

Vú dê nướng thường ăn cùng rau muống, đậu bắp. Khi miếng vú dê chuyển sang màu vàng sẫm, bạn sẽ gắp ra chấm chao và cho vào miệng. Ảnh: Linh Lê

Chao chấm phải được pha ngon, không quá mặn cũng không quá ngọt, và được cho thêm chút sa tế cay cay. Đây là món ăn khoái khẩu của nhiều người, đặc biệt vào những lúc trời mát.

Cà dê hấp

Đây là món ăn khoái khẩu của đàn ông. Để chế biến món cà dê (ngọc dương) hấp, người ta chọn ngọc dương, thận, hoặc cả bộ sinh dục con dê cắt miếng mỏng, ướp hành tỏi, ngũ vị hương, cho lên đĩa rồi đổ rượu vào đốt, hơi nóng của rượu sẽ làm chín ngọc dương.

Ngoài ra, người ta còn dùng cà dê để chế biến thành món lẩu. Nước dùng lẩu được chế từ củ sen, hạt sen và củ súng rồi nhúng phần ngọc dương vào. Tuy nhiên bạn chỉ nên nhúng tới chín nếu không sẽ làm giảm tác dụng của ngọc dương.

Có thể tìm món ăn này trên đường Tây Sơn, phố Nguyễn Khang.

Anh Phương

23 thg 10, 2014

Những món ngon và đặc sản Cần Thơ

Cần Thơ, nơi ghi đậm dấu ấn về một trung tâm giao thương sông nước qua hoạt động của chợ nổi Cái Răng. Đến Cần Thơ, du khách không chỉ tham quan cảnh đẹp của vùng đất Tây Đô mà còn là để khám phá nền văn hóa ẩm thực cũng xuất hiện từ rất lâu đời ở đây. Giống như nhiều vùng miền khác, ẩm thực Cần Thơ phong phú và đa dạng, mang đậm nét đặc trưng của sông nước miền Tây. Mỗi món ăn như vậy đã đóng góp cho danh sách những món ăn đặc sản Cần Thơ ngày một dồi dào, đặc sắc.

Ẩm thực Cần Thơ, theo nhận xét của nhiều du khách, đó là sự kết tinh từ các món ăn đặc sản từ nhiều địa phương trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Mỗi món ăn được làm theo một cách riêng, chế biến riêng nhưng đều có chung một điểm là mang “hơi hướm” của văn hóa ẩm thực miền sông nước. Những món ăn đặc sản Cần Thơ, mỗi món là một sắc thái hương vị khác nhau, nhưng tất cả đều hấp dẫn thực khách.

 
Bán thức ăn trên sông - chợ nổi Cái Răng, Cần Thơ

Du lịch miền Tây đến Cần Thơ, ngoài khoảng thời gian tham quan chợ nổi Cái Răng, Quý khách cũng có thể tìm thấy những món ăn ngon của Cần Thơ được bày bán ngay trên ghe, thuyền giữa chợ nổi. Nếu có thể, Quý khách đừng quên thử thưởng thức một trong những món ngon đó, do chính tay những người Cần Thơ chế biến, nấu nướng; ăn giữa khung cảnh chợ nổi, thuyền ghe lắt lư, sóng vỗ rì rào, gió thổi mát rượi, vừa ăn vừa quan sát chợ nổi. Chuyến đi du lịch miền Tây thật không còn gì tuyệt vời bằng!

Buổi tối, Quý khách có thời gian thong dong ngắm cảnh Cần Thơ, nhớ ghé chợ đêm Tây Đô, nơi đây cũng được mệnh danh là “thiên đường ăn uống” của thành phố này. Đến đây, Quý khách có thể tận hưởng các hương vị củanhững món ngon, đặc sản Cần Thơ. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu sơ qua về một vài món ngon đặc sản ở Cần Thơ để Quý khách biết, khi về Cần Thơ có thể tìm để thưởng thức:

1. Bánh cống Cần Thơ

Bánh cống (bánh cóng) có hình ống thấp, hoặc tròn hơi phồng. Gọi là bánh cống (hay cóng) vì khuôn bánh là một dụng cụ đo lường có hình ống. Bánh cống được làm bằng bột gạo. Gạo lúa mùa được ngâm qua hai đêm rồi mới đem xay, sau đó bồng trong túi vải cho bớt nước, rồi tùy gạo mà người ta sẽ pha nước muối loãng ngâm thêm bột qua một hai đêm nữa cho bột thật đậm đà rồi mới sử dụng. Sau đó, bột gạo đem trộn với đậu xanh hột, tôm thịt băm. Bánh chiên giòn bên ngoài, bên trong mềm xốp; được ăn cùng các loại rau sống và nước mắm chua cay.

Bánh cống (còng) Cần Thơ, một món ăn dân dã mà ngon miệng

2. Cá lóc nướng trui

Đây là món ăn có từ khi đất phương Nam được khai phá. Cá lóc nướng với rơm mang vị ngon đậm đà, là món ăn mà du khách thập phương đến với Cần Thơ đều muốn thưởng thức. Cá lóc nướng phải đợi đến sau mùa nước nổi thì cá mới béo, ngon. Nên chọn những con cá lóc cỡ cườm tay để cá có thể chín đều khi nướng. Lấy một thanh tre, đâm xuyên thanh tre từ đầu cá đến tận đuôi cá - Cắm thanh tre xuống đất để đầu cá hướng xuống, chất rơm rạ xung quanh, đốt lủa nướng cá đến khi tàn rơm thì cá chín. Chuẩn bị sẵn lá sen, lá chuối... làm mâm đặt cá chín lên. Dùng cá với các loại rau sống chấm muối hột đâm nhỏ với ớt hiểm, ớt sừng trâu hoặc pha nước mắm tỏi ớt, công phu hơn thì làm chén mắm nêm... Ăn món này người ta thường thích dùng tay để bốc mới cảm nhận hết vị hương đồng dân dã...

Về miền Tây – Cần Thơ nhất định phải thử món cá lóc nướng trui

3. Lẩu bần

Sự hấp dẫn của lẩu bần không chỉ nằm ở cái tên “trái bần” đồng quê dân dã mà chính là hương vị rất đặc trưng của món ăn. Vị chua của lẩu bần rất thanh và dịu. Nồi lẩu ngon, phải dùng bần chín bởi bần sống sẽ làm cho nồi lẩu có vị chát. Cũng có thể biến tấu các loại thực phẩm chính để nấu lẩu bần. Tùy theo mùa, đó có thể là các loại cá da trơn như cá tra, cá ba sa, cá ngát hoặc cá điêu hồng... sang hơn khách có thể thưởng thức món lẩu bần nấu ba ba, cua đinh. Vào mùa nước nổi, rau ăn kèm với lẩu bần ngoài bông so đũa, bắp chuối hột, cọng bông súng và một số loại rau canh chua thông thường khác như bông điên điển, rau muống…

Lẩu bần Cần Thơ, món quen mà lạ

4. Ốc nướng tiêu

Đây là món ăn độc đáo của Cần Thơ. Ốc được luộc qua trước khi cho lên nướng, nêm mắm, tiêu, và tỏi. Ốc được luộc sơ cho rồi bỏ lên lửa than nướng, vừa nướng vừa bỏ nước mắm đã làm sẵn gia vị như tiêu, tỏi, bột ngọt… khi thấy nước bên trong con ốc sôi lên, hơi cạn xuống thì cho vào đĩa lót rau răm thơm phức. Ốc nướng như vậy rất vừa ăn, hơi cay, vừa ngọt mặn, vừa giòn, ăn thịt rồi mà húp nước ốc cũng rất tuyệt. Hoặc ốc được nướng tươi sống trong lúc nướng cho nước mắm, lại có vị chua cay gia vị vào, nướng cho đến khi hơi khét vỏ thì mùi thơm của nó càng hấp dẫn hơn, khi ăn rất giòn.

Ốc nướng tiêu, một trong những món ngon của vùng Tây Đô

5. Bún tôm khô Cái Răng

Bún tôm khô Cái Răng đã trở thành thương hiệu được nhiều người ưa thích. Tô bún chẳng có gì ngoài mớ tôm khô xào mỡ nấu lấy nước lèo, vài miếng tiết lợn, da lợn cùng một miếng chả được làm từ tôm khô trộn hột vịt đánh nhuyễn chiên vàng. Ăn kèm với tô bún là đĩa rau muống chẻ nhỏ xanh mướt, giòn rụm, một ít giá sống, ngòn ngọt vị đậu xanh và vài cọng húng cây. Đây là một trong những món ăn đặc sản Cần Thơ mà nhiều du khách “phát” ghiền.

Độc đáo món bún tôm khô Cái Răng

6. Bánh xèo

Bánh xèo thì miền nào cũng có, tuy nhiên, bánh xèo Cần Thơ lại mang một hương vị rất riêng. Nguyên liệu để làm bánh xèo là bột gạo pha với nước cốt dừa, nghệ, tôm, thịt... Bánh xèo cuốn bánh tráng ăn kèm với các rau sống (cải bẹ xanh cay, xà lách, rau thơm tía tô, húng quế, húng lủi, dấp cá, chuối chát, khế cắt lát mỏng dài...). Tùy khẩu vị, thực khách có thể chấm bánh xèo với nước mắm hay tương v.v..

Ở Cần Thơ, bánh xèo mang một hương vị riêng rất đặc trưng miền Tây Nam Bộ

7. Cháo cá lóc rau đắng

Ðể nồi cháo riu riu rồi gắp nguyên liệu bỏ vào nồi. Chờ cho vừa chín tới gắp ra chén, gắp rau, cá, chấm với nước mắm, chậm rãi thưởng thức, nhấm nháp cùng với ly rượu đế trắng ngà thơm mùi gạo mới... Có thể cho thêm hột gà để thêm phần hương vị. Thịt cá lóc rất ngon lại bổ, rau đắng đất, rau tai tượng, vừa chín tới nhai giòn ràu rạu cùng với cháo. Thưởng thức món này cho Quý khách cảm giác thích thú, lạ lẫm bởi vừa ngọt, vừa bùi, vừa béo, nóng hôi hổi... hòa quyện vào vị nồng ấm của tiêu, gừng…

Cháo cá lóc rau đắng, một món ăn đặc sản ở Cần Thơ

8. Nem nướng Cái Răng

Nem nướng thì vùng đất nào cũng có, nhưng mỗi nơi lại mang một hương vị, sắc thái riêng gắn với con người và thổ nhưỡng nơi đó. Nem nướng Cái Răng ngon nhất vẫn là làm từ thịt lợn tươi, quết dẻo rồi vo tròn nướng trên than hồng. Từng viên nem tròn trĩnh, xâu bởi thanh tre chuốt nhỏ, mướt rượt mỡ, vàng rượm do được nướng khéo. Tuốt nhẹ một cái, những viên nem đã nằm gọn trong đĩa, bên cạnh rê bánh hỏi trắng tinh, ăn cùng với bánh tráng, rau sống, chấm thật đậm trong chén nước tương xay. Nếu không quen vị tương xay ngọt với đậu phộng thì hoàn toàn có thể yêu cầu nước mắm chanh tỏi ớt. Món nem nướng Cái Răng thường ăn kèm với rau thơm, chuối chát, dưa leo, dứa, khế...

Du lịch Cần Thơ không thể bỏ qua món nem nướng Cái Răng

9. Bánh tét lá cẩm

Muốn bánh ngon phải lựa nếp thật tốt, không lẫn gạo tẻ mới làm cho đòn bánh dẻo, ngâm với lá cẩm để có màu tím tự nhiên. Lá cẩm phải tươi, lá úa sẽ làm cho nước lá cẩm xuống màu. Thịt làm nhân phải là thịt tươi, ướp cho thịt tẩm thấm. Sau đó, cho nếp xào với nước cốt dừa trước khi gói. Bánh nấu từ 4 đến 5 tiếng là chín. Cắt bánh, vành ngoài ánh lên một màu tím mượt mà của nếp, bên trong là thịt, lòng đỏ trứng vịt muối, mỡ và đỗ tỏa mùi thơm. Cắn một miếng bánh tét màu tím, nếp dẻo và cái vị ngọt của thịt, của hương thơm trứng muối như đọng trong đầu lưỡi. Nó khác với những đòn bánh tét đậu trắng, đậu đen nhân mỡ hành, nhân chuối theo kiểu truyền thống của người Việt.

Bánh tét lá cẩm, một đặc sản Cần Thơ thường được dùng để làm quà biếu du lịch

10. Bánh tầm bì

Hương vị bánh tầm bì ở Cần Thơ rất đặc biệt: bánh được hấp trong cái xững trên bếp than, nên luôn nóng hổi. Những sợi bì óng ánh tươm mỡ, thơm ngon. Còn nước mắm thì vàng sóng sánh, trong vắt. Cái vị béo của nước cốt dừa luôn hoà quyện vào những sợi bánh tầm trắng phau đi cùng rau, giá, dưa chua. Nếu thêm chút xíu mỡ hành nữa thì rất tuyệt vời.

Bánh tầm (tằm) bì, một món ngon dân dã của Cần Thơ

11. Chè bưởi Cần Thơ

Chè bưởi có mặt đã lâu, là món tráng miệng vị ngọt nổi tiếng khắp đồng bằng Nam Bộ cùng thời với món nem chay cũng làm bằng vỏ bưởi. Người ta lấy vỏ bưởi gọt bỏ lớp vỏ xanh, nhồi nước muối cho hết vị the sau đó thái nhỏ thành hình sợi, vuông cạnh, vừa tầm như sợi bột khoai, đưa vào nấu với nước đường tinh, chốc sau đã thành nguyên liệu cho món chè mà chỉ Cần Thơ mới có. Trên cùng, chè được phủ bằng một lớp nước cốt dừa sệt thơm mùi vani. Gạt lớp đó sang bên, lẫn trong nước đường pha bột mì tinh đặc và trong suốt là đậu xanh đãi vỏ thật khéo, khéo đến mức đậu nhừ mà vẫn nguyên vẹn hình hài, vàng sáng.

Chè bưởi Cần Thơ, một món ngon mà khách du lịch nên thử

13 thg 8, 2014

Đến Vũng Tàu đừng quên Bánh Canh Long Hương

Đối với những du khách đã từng đi du lịch Vũng Tàu thì có lẽ cái tên Bánh Canh Long Hương đã trở thành một địa chỉ ẩm thực quá quen thuộc trên đường từ Vũng Tàu về Sài Gòn.
Quán nằm ngay cổng chào Thành phố Bà Rịa, phía tay phải nếu đi từ hướng Vũng Tàu đến. Với thiết kế trang nhã sạch sẽ, không gian thoáng mát, có chỗ đậu xe hơi, cùng một lúc có thể phục vụ hàng trăm thực khách, rất thuận tiện cho các khách đoàn và du khách trong cũng như ngoài tỉnh. Với món bánh canh đã có tiếng từ hơn chục năm qua, do Quán nằm ngay ngã ba phường Long Hương nên mới có tên gọi Bánh Canh Long Hương, không chỉ gần gũi với người dân nơi đây mà còn là một trong những đặc sản của Bà Rịa – Vũng Tàu khi du khách ngoài tỉnh có dịp ghé thăm Thành phố biển.


Tuy là món ăn nổi tiếng, thu hút du khách trong và ngoài nước nhưng bánh canh Long Hương lại có thành phần và cách chế biến khá đơn giản với sợi bánh, thịt heo và nước dùng… Điều khác biệt mà thực khách có thể nhận thấy đầu tiên chính là sợi bánh. Không làm bằng bột gạo như món bánh canh thông thường của người miền Nam, sợi bánh canh ở đây được chế biến hoàn toàn bằng bột lọc nên thường có màu trắng đục, mềm nhưng dai và không bị bở hoặc gãy nát.


Để có được tô bánh canh nóng hổi, thơm phức, nước lèo trong vắt mà có vị ngọt đậm đà, sợi bánh canh trắng trong, dai dai, miếng giò heo có độ mềm vừa ăn, kèm với nhiều loại rau sống và gia vị khác làm nên hương vị đặc trưng của món bánh canh Long Hương, cô Năm Bắc – chủ Quán Bánh Canh Long Hương cho biết: “Cách thức chế biến bánh canh khá đơn giản, chỉ cần ninh chân giò và xương ống cho ngọt nước lèo rồi nêm gia vị cho vừa miệng.


Nguyên liệu ăn kèm món bánh canh là thịt heo với các thành phần như giò, thịt nạc hoặc que nạc (phần xương thanh mảnh gần xương ống với nhiều thịt bao quanh). Tùy sở thích mà người dùng có thể lựa chọn một bát bánh canh giò heo, thịt nạc hay que nạc… hoặc có thể gọi tổng hợp cả 3 món để ăn cùng nếu thích. Bên cạnh đó, để tránh cảm giác ngấy cho thực khách, món bánh canh ở đây luôn được dọn kèm với một đĩa rau sống tươi ngon cùng chén nước chấm đậm đà làm tăng thêm hương vị thơm ngon cho món ăn quen thuộc này.


Để giữ chân khách du lịch Vũng Tàu, ngoài bí quyết nấu ăn ngon & giá cả hợp lý, đội ngũ nhân viên quán luôn phục vụ tận tình, chu đáo, đem lại sự hài lòng nhất cho thực khách.


Tọa lạc một vị trí thuận tiện, Quán Bánh Canh Long Hương đã trở thành địa chỉ quen thuộc và gần gũi trong những cuộc hành trình khám phá thành phố biển xinh đẹp. Để rồi mỗi khi đi du lich Vung Tau hoặc trên đường trở về nhà, ai cũng muốn dừng chân để được thưởng thức bát bánh canh nóng hổi, thơm ngon bên cạnh đĩa rau sống xanh mướt đầy hấp dẫn.

7 thg 8, 2014

Lên Đà Lạt nhớ thưởng thức "chè hé" nhé

Sắp tới có đợt lễ, chắc cũng sẽ có nhiều bạn đặt tour du lịch Đà Lạt lễ 2/9, nên nhân tiện mình chia sẻ về quán chè này luôn.

Tình hình là tuần trước nhà mình vừa làm 1 chuyến đi nghỉ mát gia đình trên Đà Lạt. Khí hậu thời tiết bây giờ khá là lạnh và hay mưa. Nhưng ko vì thế mà làm giảm mất...tinh thần ăn uống của cả nhà . Mình thì năm nào cũng lên Đà Lạt để nghỉ mát nhưng chưa ăn quán chè hé này lần nào... Nên đã quyết định thử 1 lần quán chè nổi tiếng nhất nhì Đà Lạt có thâm niên nấu chè mấy chục năm trời (cha truyền con nối) này, các bạn sắp đi tour du lịch lễ 2/9 sắp tới cũng nên ghé ăn thử cho biết nhé.
Ấn Tượng đầu tiên của mình là cái tên khá lạ "Chè hé". Mình cũng cho các bạn biết nguồn gốc của tên gọi này luôn...Chả là ngày trước bán chè,vì trời lạnh nên bà chủ quán ít khi nào mở rộng cửa,chỉ mở he hé cái cửa sắt...thế là cái tên "Chè Hé" ra đời ...

 

Bây giờ lên lại thì quán chè đã không còn "Hé" như trước nữa (có lẽ vì quán quá đông). Hôm đấy mình đi lúc 9h mà vẫn còn đông đến mức không có chỗ ngồi đấy (một lúc sau mới bớt đông).

Ở đây thì chia ra 2 khu chè riêng, 1 bên bán chè nóng và 1 bên bán chè lạnh cũng do 2 người đảm nhiệm ^__^. Nhìn chung khá sạch sẽ và "đẹp mắt" (khỏi lo về vụ ruồi nhặng)

Vào chủ đề chính là các món chè,ở đây có một số loại chè như: chè Chuối, chè đậu, chè thập cẩm (chè lạnh), chè khoai môn, bánh trôi...

Theo cảm nhận chung của cả nhà mình là chè rất vừa miệng, không quá ngọt, thơm và béo, ăn vào vẫn thèm phải ăn đến chén thứ 2 ^__^...

Đầu tiên là món bánh trôi: Ấn tượng đầu tiên của mình với món này là cái bánh trôi...bự tổ chảng, cắn thử 1 miếng thì thấy ngay 1 màu vàng mịn của đậu xanh,nhân bánh đậu khá "chất", rất mịn và thơm, vỏ bánh thì lại mềm trắng tinh, vừa xì xụp nước dừa beo béo vừa thưởng thức từng miếng bánh dẻo dẻo hòa với hạt vừng rang thơm phức giữa cái khí hậu se lạnh thế này thì đúng là hết ý ...

Món thứ 2 chính là chè thập cẩm: món này là chè lạnh duy nhất ở quán, bạn nào đã từng đi Đà lạt chắc cũng nghe tiếng cà phê run rồi, món chè này cũng thế, mình thích món này nhất trong các loại chè ở đây, còn bạn náo chưa từng tới Đà Lạt thì cũng tranh thủ book ngay một tour du lịch Đà Lạt lễ 2/9 này cho biết. Chè thập cẩm là sự pha trộn độc đáo của: nếp lá dứa thơm dẻo, hạt đậu bóng mẩy beo béo (ăn vào hạt nào hạt nấy rất chất lượng), sợi dừa tươi bào giòn ngọt, sương sáo man mát nhai sật sật rất vui miệng, đậu xanh say nhuyễn mềm mịn mà không quá ngọt, hòa lẫn với nước dừa ăn cực đã... Nghĩ lại thấy thèm.

Món tiếp theo là chè đậu: chè đậu đây theo mình thì cũng khá ổn, hạt đậu mềm và thơm, nếp chè khá ngọt và béo, thích hợp cho ai hảo ngọt (chè nóng nên rất thích hợp với thời tiết ở đây).

Món thứ 4 là chè khoai môn: Món này mình mới thử 1 tí, nhưng theo mọi người nói thì món này khá ngon. Khoai môn hầm kĩ, mềm, chè nóng hổi ăn ko bị ngọt gắt, thơm thơm beo béo nói chung là rất đáng để thử đấy (mẹ mình mê món này nhất).

Món thứ 5 là chè chuối: chè chuối ăn cũng khá ok, không ấn tượng bằng chè thập cẩm. Chuối mềm và thơm ngọt nhẹ, bột báng dai dai ăn rất đã, ai là fan của chè chuối thì nên thử 1 lần cho biết nhé. Giá cả lại rất phải chăng: 5k - chè nóng và 10k cho chè lạnh.

Tóm lại là mình thấy quán chè này là một trong những nơi không nên bỏ qua khi đến với thành phố Đà Lạt, nếu không phải đi phượt thì gần nhất là đợt tour du lich le 2/9 sắp tới. Chủ tiệm chè có thâm niên nấu chè từ thuở xưa xửa xừa xưa nên có bí kíp nấu chè riêng rất đặc biệt. Thử một lần chắc chắn sẽ nhớ mãi ... Phục vụ ở đây khá ổn, chỉ có một khuyết điểm nhỏ là quán hơi chật,đông người vào không có chỗ ngồi. Nhưng chỉ một khuyết điểm nhỏ như vậy thì cũng chả xá gì để đến và thưởng thức các món chè ngon thế này... phải không ???













30 thg 7, 2014

Những món ngon và đặc sản ở Phú Quốc

Phú Quốc - hòn đảo lớn nhất Việt Nam. Với những bãi biển nước xanh trong vắt như Bãi Sao và Bãi Dài. Phú Quốc thực sự là thiên đường cho những người yêu biển. Bên cạnh đó, thiên nhiên còn ban tặng cho Phú Quốc những đặc sản mà chỉ nơi đây có được. Chắc chắn đó sẽ là những món quà vô quá bạn dành tặng cho bạn bè, người thân. Hãy thử tìm hiểu những món ngon ở Phú Quốc này nhé.
Kinh nghiệm du lịch bụi Phú Quốc

Gỏi cá trích

"Nước mắm ngon đem dầm con cá trích
Anh có vợ rồi đứng xích cho xa”

Câu ca ấy đã khiến du khách bốn phương phần nào hình dung về sự hấp dẫn của món ăn làm từ con cá trích. Không cầu kỳ trong cách chế biến nhưng món cá trích đòi hỏi nhiều công đoạn tỉ mẩn: từ việc phải chọn những con cá trích thật tươi, vảy bóng trắng; vỏ bánh phải làm bằng bột gạo nguyên chất và được nhúng vào nước cốt dừa loãng cho mềm đến rau sống phải hội tụ đủ cả rau rừng và rau trồng như: đọt dứa, bằng lăng, xà lách, húng cay, dấp cá…


Cuộn các thứ rau vào bánh tráng, cho thêm vài sợi dừa nạo, gắp miếng cá trích còn tươi đỏ chấm chung với nước mắm Phú Quốc, từ từ đưa vào miệng, vị mềm giòn, ngòn ngọt, chua chua của cá, vị béo của dừa và lạc rang hòa trong cái vị cay, chan chát của rau rừng cứ tan dần trong miệng khiến cho bất kỳ ai khi có cơ hội thưởng thức lần đầu sẽ thấy là lạ, lần thứ hai thấy ngon và rồi nghiện ăn món này lúc nào không hay.

 

Nét đặc biệt của cư dân Phú Quốc là khi ăn gỏi cá trích phải uống chút rượu sim, bởi cá trích có rất nhiều đạm và còn tươi sống, khi ăn gỏi cá dùng chút ít chất men để tốt cho tiêu hóa, đồng thời tạo nên sự hưng phấn, êm ấm bên gia đình sau những ngày ra khơi. Quây quần bên mâm bàn còn là dịp để cho các ngư dân hàn huyên tâm sự, trao đổi kinh nghiệm với nhau về việc đánh bắt hải sản và bàn tính chuyện ra khơi sắp tới. Có thể nói, gỏi cá trích và rượu sim đã quyện chặt với nhau trong các bữa ăn gia đình trên đảo Phú Quốc mà khó có món ăn nào sánh được.

Nước mắm Phú Quốc

Nước mắm Phú Quốc từ lâu đã trở thành một sản vật trời ban cho vùng đất cực nam của Tổ quốc. Danh tiếng nước mắm Phú Quốc không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn nổi tiếng trên khắp thế giới.Nước mắm Phú Quốc đã có hơn 200 năm lịch sử. Nguyên liệu chính là những mẻ cá cơm được bắt xung quanh đảo.\

 

Cá cơm Phú Quốc có quanh năm nhưng những mẻ ngon nhất là vào tầm tháng 7 đến tháng 12 hằng năm. Cá cơm có đến hơn chục loại, nhưng phải làm cá cơm sọc tiêu, cá cơm than và cá cơm đỏ thì nước mắm mới tốt có màu cánh gián đậm, thơm ngon tinh khiết. Cá cơm được chượp (ướp) vào thùng gỗ có sức chứa khoảng 3-4 tấn, chu kỳ sản xuất từ 6-7 tháng. Thời kỳ này, nước mắm loại thượng hạn chỉ đạt từ 250-280 đạm trở lại. Sau khi lấy nước cốt, người dân đem xác mắm nấu trong chảo lớn, rồi gạn lấy nước mắm lần 2, còn gọi là nước long hay nước ngang, đạt từ 80-180 đạm.

 

Nước mắm sản xuất ra chủ yếu để tiêu thụ trong nước và vận chuyển sang Campuchia, Thái Lan bằng thuyền buồm. Khi vận chuyển, người ta cho nước mắm vào tỉnh đất nung có dung tích từ 3-3,5 lít, nắp tỉnh được đậy bằng miếng gỗ mỏng, dưới nắp có một lớp vỏ tràm và chung quanh tỉnh được niềng bằng sợi dây mây lát mỏng. Muối dùng để ướp và chế biến nước mắm Phú Quốc, được sản xuất tại các vùng Bà Rịa-Vũng Tàu, Phan Thiết, muối ở các vùng khác sẽ làm mắm kém chất lượng ngay. Muối phải được lưu tại kho tối thiểu là 60 ngày trước khi đưa vào chế biến, để làm một số thành phần khoáng chất trong muối có chất chát lắng xuống dưới, đó là điểm khác biệt trong khâu chế biến nước mắm Phú Quốc với các loại nước mắm vùng khác.

Rượu sim

Rượu sim là một loại rượu đặc sản của Phú Quốc. Sim trên Phú Quốc mọc dại ở khắp nơi, đặc biệt là trên những đồi, núi nhỏ. Sim ở Phú Quốc có những đặc điểm riêng. Cây sim có 2 loại, đó là hồng sim và tiểu sim, đều có lá mặt dưới màu trắng có lông, trái khi chín có màu tím đen. Trái sim dùng làm rượu sim ở Phú Quốc chủ yếu là hồng sim.

 

Trước đây, Phú Quốc có rất nhiều sim, cứ mỗi độ xuân về tầm tháng giêng là người dân ở đây thường kéo nhau lên núi hái sim. Những trái sim to, chín mọng, tỏa mùi thơm dịu, hái sim thấy mà ham.

Trẻ em Phú Quốc hái sim về chủ yếu là để ăn, còn người lớn hái về lấy làm ngâm rượu uống để trị bệnh. Cách làm rượu sim rất đơn giản, hái những trái sim chín mọng rửa sạch giã nát rồi cho vào hủ sành đổ rượu trắng ngon vào ngâm với sim chín. Để độ 3 tháng, thấy sim đã hòa lẫn với rượu là có thể lấy ra uống. Trái sim ngâm với rượu trắng uống để chữa một số bệnh thông thường là đau nhức, mỏi gối, đau đầu,...Còn ngày nay ở Phú Quốc đã được khá nhiều du khách du lịch biết đến loại rượu Sim Phú Quốc nổi tiếng.

Nấm tràm

Loài nấm đặc biệt này chỉ có ở Phú Quốc vào mùa mưa. Nấm tràm hình dạng khá đa dạng, tai màu tím nhạt, tròn và béo múp có cây tím thâm, mới nhú lại búp tròn nấm nhỏ còn gọi là nấm búp trong giống như cây, nấm lớn có hình như cái ô có màu tím như màu quả mân cục, vòng đời phát triển của loại nấm này rất ngắn chỉ trong vòng khoảng 1 tháng. Nếu bạn đến vào mùa khô, nấm tràm chắc chắn là loại đã được phơi khô hoặc trữ đông, không thể ngon bằng nấm vừa hái.

 

Nấm tươi được nấu với hải sản như tôm, cá, mực. Nấm khô thì xào với bào ngư hoặc hải sâm. Món gà giò luộc vừa chín tới, cho nấm tươi mới hái vào sẽ cho ta món súp nấm thơm lừng. Thưởng thức món canh nấm tràm bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt của nấm, thơm nồng của tiêu và đậm đà hơn khi bạn dùng chung với nước chấn nước nắm cá cơm Phú Quốc. Những cánh nấm chóng nở, chóng tàn, vị ngọt đắng xen lẫn, phảng phất chút hương đất trời phương Nam này là món ngon không thể bỏ qua khi du ngoạn đảo Ngọc. Hiện nay nấm tràm vẫn còn khá sẵn tại các nhà hàng và quán ăn ở Phú Quốc với giá không quá cao.

Theo quan điểm đông y rất tốt vì chữa được mỏi mệt, cảm cúm, nhức đầu và có tác dụng làm bổ nội tạng nhờ chất dầu tràm ở trong nó vị đắng ấy lại có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, do vậy nấm tràm còn có tác dụng giã rượu. Nấm tràm còn là nguyên liệu để chế biến nhiều món ăn ngon, dùng để nấu với rau tập tàng hoặc rau lang cùng với tôm bóc vỏ, thịt ba chỉ, hoặc nấu cháo với cá tươi, xào với thịt... Các món ăn nấu từ nấm tràm có vị đắng đặc trưng. Ở Phú Quốc, nấm tràm được nấu với tôm, mực là một món ăn phổ thông. Người dân trên Đảo đã kết hợp giữa nấm tràm với hải sản tươi trên đảo như mực, tôm, hào bao … tạo ra món canh nấm tràm mùi vị thơm ngon, hấp dẫn vừa là món ăn bổ dưỡng cho mọi gia đình. Ngoài ra cháo nấm tràm nấu với tôm hay các loại cá tươi, món nấm tràm xào thịt, xào tôm, canh nấm tràm nấu với rau xanh và cá.

Tiêu Phú Quốc

Hồ tiêu Phú Quốc có vị thơm và cay nồng và đặc biệt là đậm vị hơn nhiều loại hồ tiêu đến từ những vùng miền khác, trong đó phải kể đến tiêu đỏ.

Hồ tiêu ngoài dùng làm gia vị, chúng còn có tác dụng chữa một số bệnh.Hạt tiêu giàu chất chống oxy hóa,giúp tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa sự hủy hoại các tế bào, gây ra các căn bệnh ung thư và tim mạch. Ở Việt Nam có nhiều vùng trồng tiêu và ở Phú Quốc cũng vậy.

 

Hồ tiêu Phú Quốc có vị thơm và cay nồng và đặc biệt là đậm vị hơn nhiều loại hồ tiêu đến từ những vùng miền khác, trong đó phải kể đến tiêu đỏ. Tiêu được người dân Phú Quốc thu hoạch từng đợt chín và chủ yếu là bằng thủ công, chọn lựa những quả chín riêng phân ra thành 3 loại: tiêu đỏ, tiêu sọ và tiêu đen.

Tiêu Phú Quốc nổi tiếng vì vỏ mẩy, hạt chắc, cay và thơm nồng không nơi nào sánh kịp. Người dân Phú Quốc bảo tồn nghề trồng tiêu không những vì mục đích kinh tế mà còn có giá trị lớn về văn hóa, du lịch. Tiêu là một đặc sản địa phương và là món quà độc đáo với khách du lịch gần xa.

Các vườn tiêu luôn được đưa vào danh mục điểm đến trong các tuor du lịch Phú Quốc. Quý khách đặt chân tới vườn tiêu vào thời điểm thu hoạch, quý khách sẽ trầm trồ khi ngắm nhìn tiêu chín đỏ trên cây, thưởng thức mùi thơm cay nồng và học hỏi kinh nghiệm từ chính những nông dân đã gắn bó với vườn tiêu nhiều thế hệ.

Trên đường đi Hàm Ninh có vườn tiêu Đức Ninh, nằm ngay bên tay phải, tiêu đen chín 200.000 đ/kg, tiêu sọ chín 260.000 đ/kg. Tiêu Phú Quốc rất thơm và đặc biệt khi xay ra có màu hồng đỏ, nên còn được gọi là hồng tiêu.

Ghẹ Hàm Ninh

Hàm Ninh là tên một làng chài ven biển Phú Quốc cách trung tâm Phú Quốc khoảng 20 cây số về phía đông. Làng chài Hàm Ninh là làng chài cổ nhất ở Phú Quốc, nơi đây với còn giữ những nét hoang sơ dân dã, nhà tranh vách tre chứ chưa phát triển hiện đại như trung tâm Phú Quốc. Người Hàm Ninh chủ yếu sống bằng nghề đánh cá, lặn bắt ngọc trai và giăng lưới bắt ghẹ.Từ lâu, ghẹ Hàm Ninh đã nổi tiếng là một món hải sản nổi tiếng nhất nhì của biển Phú Quốc.

Thiên nhiên ưu đãi cho biển Phú Quốc những con ghẹ rất thơm ngon, chắc thịt và nơi ghẹ nhiều và ngon nhất chính là ở Hàm Ninh, ở đây nổi tiếng nhất là món ghẹ, khách du lịch đến Phú Quốc đều đến Hàm Ninh để ăn ghẹ nên được gọi là ghẹ Hàm Ninh. Ghẹ Hàm Ninh có thân hình khá nhỏ, nhỏ hơn nhiều so với các vùng khác, 1 kg được khoảng 6-7 con, nổi tiếng thơm ngon và giá rẻ (giá ghẹ dao động từ 100.000-150.000/kg).


Nếu bạn tới Phú Quốc một lần thì không thể bỏ qua món ăn hấp dẫn này.Ghẹ Hàm Ninh có rất nhiều cách chế biến nhưng ngon nhất vẫn là luộc chấm muối tiêu chanh để giữ nguyên hương vị gốc của ghẹ. Ghẹ vừa đánh bắt về, còn tươi sống, chọn những con nhỏ vừa, (không nên chọn con quá lớn sẽ không ngon), vào mùa thì có thể mua được ghẹ gạch, đem rửa sạch, bỏ vào nồi luộc chín đỏ vớt ra ăn ngay. Muối tiêu chanh làm từ tiêu Phú Quốc cay nồng, xé miếng thịt ghẹ trắng muốt chấm miếng muối tiêu đưa lên nhai kĩ mới thấy cái ngọt lừ, thơm lừng hương vị của biển…Ngoài ra ghẹ gạch Hàm Ninh cũng rất ngọt và béo ngậy, vô cùng hấp dẫn.

Du khách đến du lịch Phú Quốc mà chưa thưởng thức món ghẹ luộc thì chuyến đi coi như chưa trọn vẹn. Ghẹ là đặc sản độc nhất của Hàm Ninh - Phú Quốc, gần như lúc nào cũng có. Những con ghẹ vừa bắt lên đem luộc, màu đỏ tươi, thịt chắc nịt, chấm muối tiêu với chanh thì thật tuyệt vời.Ở Phú Quốc thì hầu hết nơi đâu cũng bán ghẹ tuy nhiên bạn nên đến xã Hàm Ninh để thưởng thức ghẹ bởi ghẹ ở đây được đánh giá là ngon nhất, xã Hàm Ninh cách thị trấn Dương Đông, huyện Phú Quốc 20km. Để đến Hàm Ninh, bạn cứ đi theo tuyến Dương Đông, Hàm Ninh là đến.

Nhum Phú Quốc

Trong số các đặc sản tại Phú Quốc, nhum được xem là món ăn lạ mắt, lạ miệng. Nhum Họ hàng với trai, sò…Khi nhỏ, nhum giống như trái chôm chôm, màu đen thẫm. Lớn lên, nhum có hình tròn dẹt, đường kính khoảng 8-10cm. Con nhum lớn hết cỡ có thể bằng trái cam sành nhưng dẹp, dày cỡ ba lóng tay. Người dân Phú Quốc chế biến nhiều món ăn như nhum kho, chưng hột vịt để ăn cơm, cháo nhum hải sản (hàu, sò, nghêu,...) ngọt như cháo trứng gà.

 

Ðể bắt nhum, người ta lặn theo các gành đá, dùng móc sắt giật khẽ, rồi nhặt bỏ vào bao. Nhưng nếu khua động mạnh, nhum sẽ "bắn gai" tự vệ có thể nguy hiểm, rồi bám chặt vào vách đá, không thể gỡ ra được. Nhum bắt về, rửa sạch, dùng dao chặt đôi, cắt bỏ túi dạ dày, lấy thanh tre mỏng nạo thịt ra khỏi vỏ. Thịt nhum kết thành năm hoặc tám múi như múi cam, mầu trắng hồng, có thể kho để ăn cơm hoặc trộn vào trứng chưng cách thủy, tráng chả, nhưng thú nhất là ăn sống - thịt nhum tươi chấm với muối tiêu và chanh, kèm theo mấy cọng rau thơm, thêm vài hớp rượu đế là hết ý.

Nếu có dịp ra Phú Quốc hãy thử một lần món nhum để biết hương vị độc đáo của món ăn này. Bảo đảm đi săn nhum và món nhum nướng sẽ mang đến cho bạn những giây phút sảng khoái và nhiều hứng thú.

Nguồn: http://sohatravel.vn/kinh-nghiem-du-lich-bui-dao-binh-ba-tu-a-den-z.html

25 thg 7, 2014

Những món ăn ngon và đặc sản Đà Lạt bạn nên thưởng thức

Thưởng thức ẩm thực, những đặc sản, món ngon đặt trưng ở Đà Lạt luôn là một phần không thể thiếu đối với mỗi du khách khi đến với vùng đất có khí hậu đặc biệt này. Những món ăn nơi đây có thể làm hài lòng một thực khách khó tính nhất. Với khí hậu lạnh đặt trưng nên những món ăn nơi đây đa phần là những món ăn nóng. Một chuyến du lịch Đà Lạt với những món ăn ngon, bạn còn chờ gì nữa?

Những món ăn ngon ở Đà Lạt bạn nên thưởng thức khi có dịp đặt chân đến đây nhé:

1. Bánh Căn

Đây là món đầu tiền bạn nên thưởng thức, món ăn nổi tiếng được nhiều người nhắc đến khi đi du lịch Đà Lạt. Mùi vị thơm ngon độc đáo của món bánh này không biết đã làm bao nhiêu người khi nếm qua cũng phải gật gù.


Ngồi nhìn những mẻ bánh vừa ra lò còn nóng hôi hổi trên dĩa, cũng đủ làm ấm lòng những thực khách khó tính. Nhưng cái cảm giác khó quên nhất là khi thưởng thức cái mềm mềm, giòn giòn được chấm ngập trong chén nước mắm cay cay hòa lẫn thịt viên cùng với nước thịt ngọt ngọt quả là tuyệt vời. Cái xuýt xoa vì lạnh, sự háo hức chờ đợi bánh chín làm tăng thêm phần nào độ ngon của món ăn.


Một cặp bánh có giá dao động từ 3.000 – 5.000 đồng tuỳ thuộc vào nhân bánh.

Món Bánh căn được bán ở cuối đường Số 14 Tăng Bạt Hổ gần chợ Đà Lạt.

2. Nướng Ngói

Cái tên có lẽ khá xa lạ với nhiều người, nhưng ở Đà Lạt những món ăn được nướng trên ngói ngày càng phổ biến. Thực khách có thể vừa ăn uống vừa được ngồi bên bếp than hồng để xua tan cái lạnh của phố núi quả là thú vị.


Miếng ngói được nung nóng, rót một ít dầu ăn tráng đều mặt ngói, tiếp đó gắp thịt, tôm, mực bỏ lên để nướng. Nướng trên ngói có ưu điểm là thức ăn chín đều, không bị cháy xém hoặc có miếng chưa kịp chín.


Để ăn cùng các loại thịt nướng ngói còn có đậu bắp, cà tím nướng kẹp chung với rau húng nhăn và dưa leo, cà chua. Nhưng việc tạo nên sự hoàn hảo cho món ăn chính là nước chấm, chủ quán cho biết nước chấm ở đây được chế biến rất công phu, thường là muối ớt xanh trộn với gia vị như đường, mật ong, chanh tươi rồi pha chế theo công thức riêng, vị ngon rất khó quên.

Hãy đến quán Cu Đức – 6A Nguyễn Lương Bằng để thưởng thức kiểu ăn độc đáo này nhé!

3. Bún bò Huế ấp Ánh Sáng

Đây là một trong những món ăn sáng cực kì hấp dẫn giữa ngày mưa mà các bạn nên thưởng thức, điều đặc biệt ở bún bò Huế tại Đà Lạt là dĩa rau ăn kèm. Cũng có giá, bắp chuối nhưng rau muống bào lại được thay thế bằng sú bào(bắp cải), có vẻ khá lạ đối với những du khách miền Nam. Nhưng không ai có thể phủ nhận mùi vị bún bò nơi đây rất ngon.


Con đường bán bún bò Huế này có nhiều quán, quán này san sát quán kia do các o, các mệ người Huế chế biến nằm cạnh ngay Hồ Xuân Hương. Bạn có thể chọn bất kỳ quán nào ở đây để ngồi xuống rồi uống ly trà nóng trong khi đợi chủ quán bưng ra tô bún bò nóng hổi, thơm lừng và trọn vẹn thưởng thức nhé!

4. Nem Nướng

Nem nướng Đà Lạt tương tự như nem nướng Nha Trang, được làm từ nạc heo xay rồi quết chặt lên một cây đũa, nướng chín, ăn chung với bánh tráng cuốn nhỏ chiên giòn, đồ chua và rau thơm. Điểm nhấn chính là nước chấm được làm từ gan, tôm, thịt và đậu xay nhuyễn tạo thành một hỗn hợp rất đặc biệt. Không gì thích hợp để ăn vào những ngày mưa bằng những cuốn thịt vừa thơm, vừa béo lại giòn tan này.


Để làm nên món nem nướng cũng thật kì công. Thịt để làm nem là thịt nóng (heo mới mổ) mang về xay nhuyễn với tỏi, đường, bột nêm, nước mắm ngon, sau đó vo thành những viên tròn rồi bao quanh que tre để nướng. Muốn cho nem ngon thơm và khi nướng bóng đẹp thì nên có thêm chút thịt mỡ. Than hoa được quạt thật hồng, đặt những xiên nem lên nướng, khi nghe tiếng xèo xèo của mỡ heo chảy xuống, mùi thơm lan tỏa xung quanh, mặt ngoài của nem có màu vàng là đã chín.


Nếu có dịp đi du lịch Đà Lạt bạn hãy tìm đến quán nem nướng bà Hùng trên đường Phan Đình Phùng và cảm nhận giữa tiết trời se lạnh, ngồi ăn nem nướng với nước chấm tương mè nóng, bánh tráng chiên giòn mới thật ngon làm sao. Chợt nhớ đến món “nẻm nướng” cũng của ẩm thực Việt thành công trên đất Thái nhờ sự kết hợp hài hòa giữa các nguyên liệu. Một hành trình thú vị mà hiếm món ngon nào của ẩm thực Việt Nam có được.

5. Bánh Mì Xíu Mại

Chắc hẳn bất cứ ai từng đến đây đều không còn quá xa lạ với món bánh mì xíu mại trứ danh này. Bánh mì luôn được hơ nóng bên bếp than nhỏ để giữ độ giòn, ấm, ăn kèm với chén xíu mại cay cay, thêm ít đu đủ chua, rau thơm chính là món tuyệt hảo vào những đêm Đà Lạt ẩm ướt. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp những quán bánh mì nho nhỏ nép mình dọc con dốc gần chợ Đà Lạt. Có thể gọi bánh mì xíu mại là một trong những “đặc sản” của nơi đây.


Trong tiết mưa của thành phố Đà Lạt, thay vì một tách cá phê nóng vào buổi sáng, hãy thử thưởng thức một chén xíu mại bánh mì của Đà Lạt, sẽ thấy được một nét độc đáo của ẩm thực nơi đây.


Với sự phong phú, đa dạng của những món ăn ngon, đặc sản Đà Lạt luôn hấp dẫn du khách thập phương khi đến với vùng đất này.

20 thg 3, 2014

Thòi Lòi đặc sản cua nền ẩm thực miền Tây


Nướng thịt thòi lòi cần dở đều tay, khi da thòi lòi vừa ửng vàng, bốc lên mùi thơm phức cũng là lúc sắp chín, chỉ cần bôi lên một lớp muối ớt hoặc mỡ hành để tăng thêm mùi vị là đã có một món ăn ngọt tuyệt trong ngày đông giá lạnh.

Trông bề ngoài có vẻ gớm ghiếc nhưng thịt thòi lòi rất mềm và thơm ngon. Đặc biệt là thịt cá sau khi chế biến, để nguội vẫn không có mùi tanh.

Chỉ mấy năm trước, các thòi lòi là món ăn của người dân nghèo vùng biển. Họ làm cá, bỏ da, dùng dao khứa những lá nhỏ trên lưng cá rồi ướp nước mắm, tiêu ớt, kho ba lửa cho đến khi cá ửng màu hổ phách. Lúc ấy, nhìn nồi cá kho mà ứa nước miếng… Khi cắn miếng cá, những vị bùi, ngọt thơm cứ tranh nhau lấn ná trong vòm miệng, làm người ăn cứ xuýt xoa.

Có thể nướng vỉ hoặc xỏ lụi kiểu cá lóc nướng trui

Món cá kho tiêu này thường được ưu ái dành cho chị em phụ nữ đang ở cữ. Bới thòi lòi nhiều thịt nạc, lại rẻ hơn cá bống đồng.

Với dân Nam Bộ, trong mâm cỗ cúng thần nông, sau mùa gặt, bên cạnh con cua, con cá lóc nướng trui, không ít bà nội chợ đảm đang vùng này còn bày thêm món thòi lòi kho tiêu.

Nay khi cuộc sống đầy đủ, người ta không chỉ lo ăn đủ bữa mà còn nghĩ tới việc ăn ngon…và thòi lòi càng thêm danh giá. Thòi lòi vào tận các nhà hàng sang trọng được chế biến ra làm nhiều món. Như món cháo tiều, chiên hoặc nướng một nắng hấp cách thuỷ, cuốn bánh tráng rau sống, canh chua và thòi lòi nướng.

Có thể nướng vỉ hoặc xỏ lụi kiểu cá lóc nướng trui. Khi da thòi lòi vừa ửng vàng, bốc lên mùi thơm phức cũng là lúc sắp chín, chỉ cần bôi lên một lớp muối ớt hoặc mỡ hành để tăng thêm mùi vị. Với món thòi lòi nướng, nước chấm phải được chuẩn bị chu đáo và tinh tế. Có thể là nước mắm chua cay, mặn ngọt, nhưng trội hơn hết là nước mắm me thật cay, vừa ăn vừa hít hà. Muốn “bắt” nữa, có thể ăn chung với bún hoặc cuốn bánh tráng kèm rau tươi.


Món cá thòi lòi xiên que tre nướng trui, chấm với muối ớt chanh đúng điệu “cây nhà lá vườn”. Vốn là loại hiếu động nên thịt cá thòi lòi không mỡ, người dân quê thường phết thêm bên ngoài chút mỡ nước để nướng cho khỏi cháy. Nướng cá trên lửa than ủ đượm hồng, trở đều tay, chỉ một loáng là mùi thơm của cá lan tỏa trong không gian khiến ai cũng thấy thòm thèm.

Loại cá vừa sống dưới nước vừa thở trên cạn này không câu được, không đào hang bắt được vì hang sâu, bùn sình dễ mất dấu. Cách duy nhất là đặt bẫy. Bẫy thòi lòi là một ống lưới dài 60cm, đường kính độ 40cm, úp ngay miệng hang. Khi chui ra khỏi hang, cá gặp phải lưới, càng vùng vẫy chui sâu vào lưới càng mắc kẹt, đến khi quay đầu lại thì vô tình cuộn tròn mình trong ống lưới. Người đi bắt chỉ việc nhấc lưới mang về. Giống thòi lòi khi gặp người rất dạn, đứng nhìn thao láo.

Cá thòi lòi khá hiếu chiến, cứ nhốt chung là cắn nhau tơi tả đến khi có kẻ chết mới thôi. Thịt cá thòi lòi chỉ dai, ngon khi được chế biến lúc còn sống. Nếu cá chết thì vị thịt nhạt, bở. Vì vậy, thợ đặt bẫy thường dùng đâm mù mắt thòi lòi để khi bỏ vào xô đựng, chúng không còn cắn nhau.

21 thg 1, 2014

Quảng bá hình ảnh du lịch Việt qua ẩm thực

Cuộc thi Chiếc thìa vàng – chương trình tôn vinh du lịch ẩm thực Việt, đã tìm ra được giải quán quân. Với thực đơn “Hương vị quê nhà”, đầu bếp Nguyễn Đức Dương đến từ InterContinental Đà Nẵng vượt qua 14 đầu bếp chuyên nghiệp toàn quốc giành giải thưởng 1 tỷ đồng.

Tại vòng loại, các đầu bếp được tự do chọn lựa nguyên liệu để chế biến món ăn dự thi, thì vào chung kết, họ phải bốc thăm để chọn nguyên liệu. Đây cũng là cơ hội thử thách tốt để các đầu bếp thể hiện sự sáng tạo, nhanh nhạy và chuyên nghiệp của mình. Đầu bếp Nguyễn Đức Dương và đồng sự đã chinh phục giám khảo ở bài thi gồm 4 món - khai vị chả giò làng quê, gỏi vịt hương sen và chả môn hương tôm, cá nướng lá dứa sốt nghệ, lẩu thượng hạng với mì 3 màu và tráng miệng Vũ khúc mùa xuân.

Các đầu bếp trổ tài tại Vòng chung kết cuộc thi Chiếc thìa vàng

Ban giám khảo gồm nghệ nhân ẩm thực Bùi Thị Sương, Nhà giáo ưu tú - Chuyên viên văn hóa ẩm thực Triệu Thị Chơi, ông Lý Sanh - Chủ tịch Hội đầu bếp chuyên nghiệp Sài Gòn, Siêu đầu bếp quốc tế David Thái, Chuyên gia ẩm thực Robert Danhi và bà Nguyễn Thị Hoa - Phó Chủ tịch Hội dinh dưỡng TP HCM đánh giá cao thực đơn "Hương vị quê nhà" trong việc biến những món ăn dân dã trở thành món sang trọng mà vẫn giữ được hương vị đặc trưng.

Nghệ nhân ẩm thực Bùi Thị Sương, đại diện ban giám khảo chuyên môn cho rằng: “Ở Chiếc thìa vàng, chúng ta thấy được sự vinh danh, sự tài năng và phải ngã mũ cúi chào những người đã theo đuổi nghề bếp, những đại sứ thực sự của nền du lịch Việt Nam”.

Ông Lý Ngọc Minh – Tổng giám đốc công ty Minh Long I, trưởng ban tổ chức cuộc thi cho biết. “Tôi tin rằng quê mình chỗ nào cũng đẹp, cũng hấp dẫn du khách. Nhưng cảnh đẹp chỉ là một phần, khách nước ngoài còn bị cuốn hút bởi nhiều thứ khác nữa. Văn hóa truyền thống, lịch sử dân gian chẳng hạn. Nhưng tựu trung lại, sức hấp dẫn của ẩm thực là khó cưỡng lại nhất. Sự giàu có về sản vật, sự phong phú và sáng tạo về cách chế biến và quan trọng hơn, thói quen ăn uống theo kiểu món ăn nên thuốc, ăn kiểu cân bằng các chất dinh dưỡng là rất phù hợp với xu hướng ẩm thực chung của thế giới. Chiếc thìa vàng bắt đầu năm 2013, mong muốn đi rất lâu, rất dài để cổ vũ cho trào lưu ăn “ngon” và “lành”, ăn uống theo mô hình thực dưỡng và vừa ăn vừa thưởng thức cái tinh túy của ẩm thực, của đất nước, con người xứ mình”.

Chiếc thìa vàng là cuộc thi do Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh - Hỗ trợ Doanh nghiệp BSA, Hiệp hội Du lịch TPHCM và Công ty Minh Long I phối hợp tổ chức. Đây là hành trình đi dọc đất nước để tìm kiếm, phát hiện và tôn vinh những món ăn truyền thống của từng vùng miền theo tiêu chí “Món ăn ngon và lành”. Trước vòng chung kết tổ chức tại Bình Dương, “Chiếc thìa vàng” đã diễn ra khắp các vùng miền, quy tụ hơn 140 nhà hàng lớn nhỏ của 39 tỉnh thành (Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Phú Yên, Kon Tum, TPHCM, Cần Thơ, Kiên Giang…) tham dự, không chỉ để tranh tài mà còn để giới thiệu đặc sản của từng vùng đất.

Th.An