Đối với người Việt rồng là hình tượng thiêng liêng và khá quen thuộc cách đây hàng ngàn năm, cho nên trải khắp đất nước có khá nhiều địa danh mang tên Rồng dưới tên Hán Việt hoặc tên Nôm, dưới đây là 10 "địa danh Rồng" tiêu biểu nhất Việt Nam.
1. Thăng Long
Thăng Long là tên gọi của Hà Nội từ năm 1010-1788. Theo sử sách ghi lại vào năm 1010 vua Lý Công Uẩn đã cho dời đô từ Hoa Lư về Đại La và đổi là thành Thăng Long, có nghĩa là nơi rồng bay lên, với mong muốn đất nước được thái bình, thịnh trị. Hiện tên gọi Thăng Long đã không còn nữa nhưng đối với mảnh đất kinh kỳ này danh từ Thăng Long vẫn luôn là niềm tự hào, năm 2010 một lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long đã được tổ chức hoành tráng để tôn vinh những giá trị văn hóa ngàn năm qua.
2. Sông Cửu Long
Là tên gọi của vùng hạ lưu sông Mê Kông, nơi 9 nhánh sông chảy qua lãnh thổ nước ta trước khi đổ ra biển. Ngày nay vùng đồng bằng sông Cửu Long được xem là vựa lúa lớn nhất cả nước hàng năm đóng góp gần 80% sản lượng lúa xuất khẩu cả nước. Ngoài ra đây còn là vùng có tiềm năng phát triển du lịch, nơi có một nền văn hóa phong phú, đa dạng cũng là nơi sinh sống của cả 3 cộng đồng người Việt, Hoa, Khơ me.
3. Vịnh Hạ Long
Vịnh Hạ Long thuộc thị xã Cẩm Phả, Quảng Ninh, là một di sản thiên nhiên thế giới đã được Unesco công nhận và vừa qua còn được bình chọn là 1 trong 10 kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới. Tên Hạ Long bắt nguồn từ truyền thuyết Ngọc Hoàng sai Rồng mẹ dẫn theo đàn con xuống hạ giới giúp người Việt chống giặc ngoại xâm, sau khi chiến thắng đàn Rồng đã không về trời mà ở lại đây, nơi vừa đánh thắng giặc, nơi Rồng hạ xuống ngày nay là Vịnh Hạ Long.
4. Vịnh Bái Tử Long
Cũng theo truyền thuyết trên, nơi đàn rồng con xuống Hạ giới là vịnh Bái Tử Long. Đây cũng Là một phần trong quần thể di sản vịnh Hạ Long, nơi có những hòn đảo xinh đẹp có bãi cát dài trắng xóa, Vịnh Bái Tử Long ngày càng thu hút khách nước ngoài đến thăm quan, nghỉ dưỡng.
5. Bạch Long Vĩ
Bạch Long Vĩ cũng thuộc địa phận Quảng Ninh. Đây là một hòn đảo có vị trí quan trọng trong việc mở rộng các vùng biển và phân định biển Vịnh Bắc Bộ. Ngoài ra, đảo còn nằm trên một ngư trường lớn với sản lượng tôm cá dồi dào, và có một vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, an ninh - quốc phòng biển của Việt Nam ở Vịnh Bắc Bộ.
6. Cầu Long Biên
Cầu Long Biên bắc qua sông Hồng, là một trong những công trình biểu tượng của thủ đô, cây cầu này được xây dựng 1899-1902 bởi người Pháp và người thiết kế nó cũng chính là kỹ sư đã thiết kế tháp Eiffel ở Paris. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cầu nhiều lần đã bị hủy hoại nặng nề. Hiện tại, cầu Long Biên chỉ sử dụng cho tàu hỏa, xe đạp, xe máy và người đi bộ.
7. Bến Nhà Rồng
Bến nhà Rồng là một địa danh lịch sử, nơi đây vào năm 1911, chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành bắt đầu cuộc hành trình ra đi tìm đường cứu nước. Tên gọi bến Nhà Rồng có nguồn gốc từ hình tượng hai con rồng châu đầu vào mặt trăng, một kiểu trang trí quen thuộc của đền chùa Việt Nam, được gắn trên nóc tòa nhà trụ sở thương cảng. Ngày nay tòa nhà này là Bảo tàng nơi trưng bày chủ yếu những hình tư liệu về chủ tịch Hồ Chí Minh.
8. Cầu Hàm Rồng
Bắc qua sông Mã, thuộc tỉnh Thanh Hoá, cầu Hàm Rồng là cây cầu nổi tiếng trong chiến tranh Việt Nam. Câu cầu nguyên gốc do Pháp xây dựng năm 1904, Từ 1962-1964 cầu Hàm Rồng được xây dựng lại, những năm 1972 cầu tiếp tục bị hư hại do bom Mỹ, sau lại được khôi phục.
9. Núi Hàm Rồng
Hàm Rồng cũng là tên của một ngọn núi nổi tiếng nằm trong dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, vì dãy núi mang dáng vẽ của một chiếc đầu rồng nên có tên như thế. Nằm cách thị trấn du lịch Sa Pa (Lào Cai) không xa, núi Hàm Rồng đã trở thành một điểm đến được nhiều du khách ưa thích với cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, khí hậu mát mẻ, trong lành.
10. Biển Long Hải
Nằm ở địa phận thị trấn Long Hải, Vũng Tàu. Long Hải được nhiều người biết đến với những bãi tắm trải dài, nước biển xanh trong, những khu nghỉ mát lý tưởng, khung cảnh nên thơ của vùng biển gắn với những dãy núi uốn lượn vùng vỹ tạo nên một quan cảnh nên thơ, tráng lệ, thu hút khá đông du khách trong những ngày hè nóng nực.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét