17 thg 3, 2014

Tháp Bà Ponagar - nét đặc trưng của kiến trúc Chăm

Đến thành phố biển Nha Trang, bạn không thể đến thăm khu Tháp Bà Ponagar - một trong những di tích lịch sử và văn hoá (đã được nhà nước xếp hạng) nổi tiếng của thành phố nàỵ

Tháp bà Ponagar là một quần thể tháp với lối kiến trúc độc đáo của dân tộc Chăm, được xây dựng và tu bổ qua nhiều thời kỳ Cù Lao, nằm sát tả ngạn sông Cái Nha Trang. Từ dưới chân núi ngay sát quốc lộ, theo những bậc đá đi lên bạn sẽ gặp một khu đất bằng phẳng khoảng hơn 200m2, có 10 trụ gạch lớn cao trên 5m xếp thành bốn hàng trên nền gạch rộng. Theo các bậc đá lên cao mãi tới đỉnh núi là một nền đất rộng khoảng 500m2. Nơi này hiện có bốn ngôi tháp, hai miếu thờ và một nhà nghỉ. Hai ngôi tháp lớn, một cao 18m, một cao 22,48m, được xây bằng gạch nung. Tháp lớn xây thành 4 tầng, mỗi tầng đều có cửa giả, tượng thần và hình thú bằng đá. ở 4 góc có 4 tháp nhỏ, tạo những đường nét hết sức độc đáọ Tháp lớn nhất thờ nữ thần Ponagar (tiếng Chăm có nghĩa là Mẹ Xứ Sở). Tượng nữ thần bằng đá hoa cương, đặt trên bệ đá hình đài sen, lưng tựa vào phiến đá lớn tạo hình lá đề. Tượng cao 260cm. Những đường nét trên thân hình tượng chắc, khoẻ, sống động, hai bầu vú căng tròn đầy sức sống và những nếp nhăn ở bụng tưởng như đang phập phồng theo hơi thở. 


Theo truyền thuyết, ngày xưa tại núi Đại An (Đại Điển) có hai vợ chồng tiều phu đến cất nhà và làm rẫy trồng dưa nơi triền núị Suốt một thời gian dài, hễ trái dưa nào chín tới đều bị mất. Ông lão rình và một hôm bắt gặp một cô bé khoảng 9-10 tuổi hái dưa rồi chơi dỡn dưới trăng. Thấy cô bé dễ thương, ông bèn đem về nuôi và thương yêu như con ruột. Hôm đó, trời mưa to gió lớn, cảnh vật tiêu điều buồn bã, cô bé lấy đá chất thành ba hòn dã sơn và hái hoa lá cắm vào rồi đứng ngắm làm vuị.


Thái tử Bắc Hải nghe tin đồn bèn tìm đến xem hư thực và giơ tay nhấc thử. Thật kỳ lạ khi khúc gỗ bỗng nghẹ như tờ giấy, chàng liền đem về cung và nâng niu như báu vật. Một đêm, dưới ánh trăng mờ, thái tử thấy có bóng người thấp thoáng nơi để khúc kỳ nam, nhưng lại gần xem thì tứ bề vắng vẻ, chỉ phảng phất mùi hương từ khúc kỳ nam bay rạ Những đêm sau đó, thái tử vẫn tiếp tục theo dõị.. Rồi một đêm, chàng thấy từ trong khúc kỳ nam bước ra một giai nhan tuyệt sắc. Chàng vụt chạy đến, ôm choàng lấy giai nhân. Không biến kịp vào khúc kỳ nam, giai nhân đành theo thái tử về cung và cho biết lai lịch cũng như danh tính là Thiên Y Ana.Thái tử thấy nàng Ana xinh đẹp khác thường bèn tâu phụ hoàng xin cưới làm vợ. Vợ chồng ăn ở với nhau rất tương đắc, sinh được hai con - một trai một gái, dung mạo khôi ngô tuấn tú. Một hôm, nỗi nhớ quê hương thúc giục, Thiên Y bồng hai con nhập vào kỳ nam trở về làng cũ.


Núi Đại An còn đó, nhưng vợ chồng ông tiều phu đã về cõi âm. Thiên Y xây đắp mồ mả cho cha mẹ nuôi và sửa sang nhà của để phụng tự. Thấy nhân dân địa phương còn lạc hậu, bà dạy cày cấy, kéo vải, dệt sợi và đặt ra các lễ nghị.. Từ đó, ruộng nương luôn tươi tốt, đời sống nhân dân mỗi ngày một thêm phong lưụ Đến một ngày, có con chim hạc từ trên mây bay xuống, Thiên Y cùng hai con cưỡi hạc bay về trờị..

Nhân dân địa phương nhớ ơn đức của Bà Thiên Y nên năm 817 đã xây tháp và tạc tượng thờ phụng. Hàng năm, vào ngày bà thăng thiên (23/3 âm lịch) đều có tổ chức lễ múa bóng dâng hoa rất long trọng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét