Phá Tam Giang đẹp vào buổi hoàng hôn. Màu nước lóng lánh ánh vàng, những cánh đồng nuôi tôm trên Phá kết lại thành những hình thù khác nhau hút hồn lữ khách du lịch Huế. Bạn hãy chọn thời điểm thích hợp với lịch trình và sở thích bản thân để cảm nhận một Huế thơ mộng và rất mới.
Với 22.000 ha mặt nước, phá Tam Giang trở thành khu vực đầm phá nước lợ lớn nhất Đông Nam Á, nơi mà trước khi đổ ra cửa biển Thuận An, ba sông lớn là sông Ô Lâu, sông Hương và sông Bồ rủ nhau “hẹn hò” ở đó .Vì thế phá Tam Giang mang tính “biểu tượng” về môi trường sinh thái của Thừa Thiên – Huế xưa và nay.
Hoàng hôn trên phá Tam Giang. Ảnh: flickr
Vẻ đẹp khó cưỡng nhất là lúc đầm phá khoác lên mình chiếc áo vàng óng của bình minh và màu đỏ tía lúc hoàng hôn buông xuống. Trên con thuyền nhỏ lướt nhẹ giữa gió, nước, mây trời, bạn sẽ như hòa lẫn vào khung cảnh nên thơ để cảm nhận một vùng trời nước đã đi vào thơ, ca, nhạc, họa.
Tùy theo thời gian thu xếp được mà bạn cảm nhận vẻ đẹp của phá lúc bình minh, hoàng hôn hoặc cả ngày dài. Thời điểm đẹp nhất ngắm bình minh trên phá là từ 5h30 đến 7h. Bạn hãy dậy thật sớm rồi thuê một chiếc xe máy để hòa mình vào không khí trong lành, thoáng đãng của nông thôn Huế, với những hàng cây xanh mát hai bên đường.
Khách du lịch đến Phá Tam Giang là một phá nằm trong hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai. Diện tích phá Tam Giang khoảng 52 km², trải dài khoảng 24 km theo hướng tây tây bắc - đông đông nam từ cửa sông Ô Lâu đến cửa sông Hương, thuộc địa phận của ba huyện là Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Phá Tam Giang có độ sâu từ 2m đến 4m, có nơi sâu tới 7m, là nơi hội tụ của 3 con sông lớn là sông Ô Lâu, sông Hương và sông Bồ trước khi đổ ra biển qua cửa Thuận An.
Tam Giang - sóng nước yên bình và hoang sơ. Ảnh: flickr
Đến với phá Tam Giang bạn sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ ảo của đầm phá rộng lớn mênh mông trong ánh bình minh hay lúc chiều tà, khi những tia nắng cuối cùng của một ngày còn sót lại trên mặt nước lung linh. Những cung bậc màu sắc của thiên nhiên đã tạo cho đầm phá Tam Giang một vẻ đẹp muôn màu.
Đầm phá đẹp khi khoác lên mình màu áo của ánh chiều tà. Ảnh: flickr
Đầm phá đẹp khi khoác lên mình màu áo của ánh chiều tà như ôm cả bầu trời mây tím thẫm vào lòng nước. Sẽ tuyệt vời hơn nếu bạn ngồi trên những con thuyền nhỏ trôi lững thững trên mặt nước và đắm mình trong mênh mang trời nước.
Tam Giang chính là trải nghiệm tuyệt vời dành cho mọi lữ khách. Ảnh: flickr
Ấn tượng ở Phá Tam Giang là một vùng đầm phá rộng lớn hiện ra trước mắt, Tam Giang - sóng nước yên bình và hoang sơ. Gió nồng nàn và nắng cũng như khiến người ta phải say… Những cung bậc màu sắc của thiên nhiên, của ánh mặt trời rực rỡ đã vẽ nên một Tam Giang muôn vẻ, muôn màu, khiến ta chỉ muốn ngắm hoài không thôi.
Những cung bậc màu sắc của thiên nhiên tạo nên một Tam Giang muôn màu, muôn vẻ. Ảnh: flickr
Để đến Phá Tam Giang, bạn có thể đi bằng đường bộ qua quốc lộ 49 hoặc len lỏi qua các làng cổ từ kinh thành Huế. Nhưng thú vị hơn cả là đi đò từ bến đò Vĩnh Tu để khám phá vẻ đẹp của đầm phá và nét sinh hoạt của các làng chài.
Trái ngược với vẻ đẹp u tịch, cổ kính, man mác buồn của xứ Huế mộng mơ, phá Tam Giang lại mang trong mình một vẻ đẹp hoang sơ, thanh bình, gió nồng nàn và nắng chứa chan.
Khung cảnh thiên nhiên tại Tam Giang đã từng đi vào thơ, ca, nhạc, hoạ. Ảnh: flickr
Với chiều dài khoảng 24km, khởi nguồn từ cửa sông Ô Lâu, hòa mình với dòng sông Hương hiền hòa trước khi đổ ra cửa biển Thuận An, Tam Giang là một trong những con phá lớn nhất Đông Nam Á. Nơi đây tập trung nhiều cò, vạc, sâm cầm, ngỗng trời, vịt trời... bơi trắng mặt nước, vẽ nên khung cảnh nên thơ mà cũng hết sức sống động. Du khách có thể xuôi dòng nước trên con thuyền nhỏ, thả hồn mình vào giữa khung cảnh thiên nhiên để cảm nhận một vùng trời nước đã từng đi vào thơ, ca, nhạc, hoạ.
Vẻ đẹp phá Tam Giang kỳ ảo mênh mông trong ánh bình minh. Ảnh: flickr
Ngay từ đầu bến là một khu chợ nhộn nhịp về chiều khi các đoàn ghe thuyền đánh bắt thuỷ hải sản trở về, tôm, cá, mực tươi được chuyển lên chợ rồi từ đó đi khắp các vùng. Những người dân nơi đây đa phần sống bằng nghề nuôi trồng thủy sản. Đêm xuống cũng là lúc họ đi thuyền ra đầm, buông lưới, thả lừ đánh bắt thủy sản và mang ra chợ bán vào sáng hôm sau.
Đêm xuống, bạn sẽ được trải nghiệm cuộc sống chài lưới bình dị của người dân ở miền Tam Giang. Ảnh: flickr
Tour du lịch khám phá Phá Tam Giang, không gì thú bằng được ghé lại quán ăn ngay đầu đò ngang, thưởng thức những đặc sản cá, mực, tôm, cua, ghẹ… tươi rói, nhảy tanh tách, ăn đến đây thơm ngọt đến đấy. Ghẹ đặc biệt nhỏ chỉ bằng ba ngón tay nhưng ngọt và chắc. Còn sò điệp vài chục ngàn một mớ giòn tươi. à, hình ảnh con đò “cắm sào đứng đợi” kia trong tâm trí của người bạn lớn tuổi giàu tưởng tượng của tôi còn gì đẹp hơn khi được tô điểm thêm bởi cảnh tượng tung chài buổi chiều tà và hoàng hôn trên phá Tam Giang sống động, day dứt và thổn thức bao lòng người.
Cuộc sống ở Tam Giang thật thanh bình, yên ả với cảnh vật say đắm lòng người Ảnh: flickr
Chắc chắn Phá Tam Giang sẽ hấp dẫn bạn ngay khi đặt chân đến nơi đây. Tất cả những gì bạn cảm nhận được ở nơi con nước mênh mông này là cuộc sống thật thanh bình, yên ả, người dân thân thiện, chất phác và cảnh vật say đắm lòng người.
Con đường đạp xe bình dị. Ảnh: flickr
Con đường làng quanh co, uốn lượn theo dòng sông nhỏ dẫn bạn đến những cánh đồng lúa chín vàng ươm trải dài đến tận đầm Chuồn. Từ đây, bạn xuống thuyền để du ngoạn trên đầm, chiêm ngưỡng phong cảnh và tìm hiểu về cuộc sống thường nhật của người dân vùng đầm phá, lắm thú vị mà cũng lắm xót xa.
Ghé thăm một hoặc hai ngôi nhà chòi trên phá, nhâm nhi một vài món hải sản nướng, bất kỳ ai cũng sẽ cảm nhận thấy một cuộc sống bình yên mộc mạc, khác xa với nhịp sống bộn bề của ngày thường.
Tuy nhiên, nếu có kế hoạch đi Huế, bạn nên tránh tháng 10, 11 và 12 vì đây là mùa bão tại các tỉnh miền Trung.
Công ty du lịch FIDITOUR chuyên thiết kế các tour du lịch trong nước và nước ngoài theo yêu cầu của khách hàng.
Công ty dịch vụ bảo vệ Bảo Minh
66/7, Đường 21, Phường 8, Gò Vấp, Thành Phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: 08 3589 5248 |
Fax: 08 3589 4683 |
Email: kinhdoanh@baovebaominh.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét