Hiển thị các bài đăng có nhãn Hội An. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hội An. Hiển thị tất cả bài đăng

22 thg 1, 2015

Hội An trong mắt dân du lịch bụi

Bên cạnh những công trình in dấu thời gian, Hội An còn có những điều khiến khách đặt chân một lần là nhớ mãi.
 

Đường phố

Cảm giác đầu tiên của nhiều du khách khi đặt chân tới đây là sự yên bình. Trên phố có nhiều người tham quan, thậm chí cả gánh hàng rong nhưng không hề ảnh hưởng tới sự tĩnh lặng vốn có. Những hình ảnh đó như tạo thêm điểm nhấn ấn tượng cho bức tranh trầm mặc nơi phố cổ.

Nhà cổ

Nhà ở đây có hình ống, sâu từ 10 đến 40 m gồm ba không gian sinh hoạt chính là nơi buôn bán, sinh hoạt và thờ cúng. Mỗi công trình đều có kết cấu khung gỗ, mái lợp ngói âm dương, nền lát gạch hoặc đá. Trước cửa có hai núm gỗ tròn chạm hình âm dương, bát quái hay mặt hổ rồng. Ba phường nội thị Minh An, Cẩm Phô, Sơn Phong là nơi du khách dễ dàng bắt gặp những kiến trúc này.

Chùa Cầu

Chùa Cầu là biểu tượng của phố cổ, do các thương gia Nhật Bản xây dựng vào khoảng giữa thế kỷ 16. Công trình này có chiều dài 18 m với phần mái che lợp ngói âm dương. Trên cửa chính là tấm biển lớn chạm nổi ba chữ Hán: Lai Vãn Kiều. Ở hai đầu cầu đặt tượng gỗ đứng chầu, một đầu là tượng chó đại diện cho năm xây dựng, một đầu là tượng khỉ biểu tượng cho năm hoàn thành. Cả hai loài này đều được người Nhật thờ tự từ xa xưa.


Một điểm đặc biệt khác là bên trong chùa không hề có tượng Phật. Gian chính thờ Bắc Đế Trấn Võ, vị thần bảo hộ xứ sở, ban niềm hạnh phúc cho mọi người.

Đèn lồng

Lồng đèn là thú chơi từ xưa của người dân phố cổ. Trước đây, chỉ những gia đình thượng lưu mới treo trong nhà. Trải qua thời gian, vật trang trí này trở nên phổ biến hơn, có mặt cả ngoài phố.

Nguyên liệu làm nên những chiếc đèn lồng là tre và lụa. Trong đó, phần khung tre tạo sự thanh thoát, duyên dáng cho mỗi kiểu dáng như tròn, củ tỏi, bánh ú…. Lụa bọc ngoài giúp ánh sáng thêm huyền ảo và rực rỡ.

Sông Hoài

Sông Hoài là một nhánh của sông Thu Bồn chảy qua phố cổ. Dù ngày hay đêm, dòng nước yên bình ấy luôn mang lại cho du khách những trải nghiệm đầy lắng đọng. Bạn có thể quan sát những chiếc thuyền đánh cá đang thiu ngủ vào ban ngày hay chờ đêm xuống để mua một chiếc đèn hoa đăng thả lên dòng nước lững lờ trôi.

Bức tường cổ

Phố Hoàng Văn Thụ là nơi sở hữu bức tường được chụp ảnh nhiều nhất phố Hội. Trên thực tế, công trình thuộc ngôi nhà nằm về phía đường Nguyễn Thái Học, địa chỉ sinh sống của một gia đình 3-4 thế hệ. Thoạt nhìn, nơi đây khá mờ nhạt, không có điểm nhấn đáng chú ý. Tuy nhiên dưới ống kính máy ảnh bức tường càng trở nên quyến rũ hơn khi từng mảng rêu phong hiện lên cân xứng tạo sự tương phản tối đa.

Hương trầm

Không khí ở đây luôn phảng phất mùi trầm dịu nhẹ, dễ chịu. Theo quan niệm của người dân, thứ hương này nhằm thanh lọc khí độc, phòng bệnh, an thần, tạo giấc ngủ ngon và quan trọng là trừ tà. Do vậy bạn có thể bắt gặp những bát trầm nhỏ đang cháy dở trước mỗi cửa hàng. Vào những ngày rằm, lễ tết, mùi thơm còn đặc quánh hơn, quấn lấy bước chân, khiến người lữ khách cứ vẩn vơ mãi không thôi.

Xe đạp

Các phương tiện giao thông bị cấm lưu hành để bảo tồn khu phố cổ. Hiện nay, quy định này được nới lỏng hơn, cho phép xe đạp qua lại. Nhờ đó, bạn dễ dàng bắt gặp phương tiện này ở mọi nơi. Dịch vụ cho thuê xe từ đó cũng trở nên rầm rộ để đáp ứng tối đa nhu cầu của du khách. Giá thuê một ngày là 30.000 đồng/ ngày.

Mưa

Mưa không phải điều cản trở chuyến tham quan của nhiều người. Vào những ngày như vậy, bạn có thể bắt gặp các đoàn khách mặc áo mưa giấy, bước đi trong tiếng sột soạt, điều bạn hiếm gặp ở những điểm du lịch khác. Với họ, mưa là niềm vui và sự thích thú, trở thành một yếu tố đầy ấn tượng trong suốt hành trình.

30 thg 7, 2014

Ảnh đẹp - Hội An thành phố cổ bên dòng sông Thu Bồn

Hội An là một thành phố nhỏ nằm ở miền Trung Việt Nam, thuộc tỉnh Quảng Nam.


Thị xã Hội An nằm bên bờ sông Thu Bồn. Nơi đây xưa kia đã có một thời nổi tiếng với tên gọi Faifoo mà các thương nhân Nhật Bản, Trung Quốc, Bồ Ðào Nha, Italia v.v.. đã biết đến từ thế kỷ 16, 17. Từ thời đó, thương cảng Hội An đã thịnh vượng, là trung tâm buôn bán lớn của vùng Đông Nam Á, một trong những trạm đỗ chính của thương thuyền vùng Viễn Ðông. Hội An từng nổi tiếng trên thương trường quốc tế với nhiều tên gọi khác nhau như Lâm Ấp, Faifo Hoài Phố, Hội An…

Ảnh đẹp thành phố cổ Hội An























































































































10 thg 2, 2014

Chùa Cầu - Nét "lịch lãm" Hội An

Nguyên nghĩa của từ “lịch lãm” tức là “đi nhiều hiểu biết rộng”, Chùa Cầu hay Lai Viễn Kiều ở Phố cổ Hội An chẳng phải chính là nơi đón người ham đi ham biết từ phương xa tới.

Cầu Nhật Bản (Chùa Cầu)

Chùa Cầu, biểu tượng của Hội An

Vị trí: Cầu bắc ngang con lạch chảy ra sông Thu Bồn giáp ranh giữa hai đường Nguyễn Thị Minh Khai và Trần Phú, thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam.

Đặc điểm: Đây là cầu cổ duy nhất còn lại ở Hội An còn được gọi là Lai Viễn Kiều (Cầu đón khách phương xa). Cầu được người Hội An quen gọi là chùa Cầu, một di tích quen thuộc đã trở thành biểu tượng của đô thị Hội An.


Tranh vẽ kiến trúc cổ Việt Nam - Chùa Cầu, Phố cổ Hội An

Chùa Cầu còn có tên chữ Hán là Lai Viễn Kiều (Cầu đón khách phương xa)

Theo truyền thuyết, cả cộng đồng người Việt, người Nhật, người Hoa có chung một truyền thuyết về nguyên nhân gây ra động đất. Họ cho rằng ở ngoài đại dương có một loài thuỷ quái mà người Việt gọi là con Cù, người Nhật gọi là Mamazu, người Hoa gọi là Câu Long, đầu của nó ở Nhật Bản, đuôi của nó ở Ấn Độ và lưng của nó vắt qua khe ở Hội An mà cầu Nhật Bản bắc qua.


Chùa Cầu gắn liền với một truyền thuyết xuyên Á

Mỗi khi con thuỷ quái đó quẫy mình thì nước Nhật bị động đất và Hội An không được yên ổn để người Nhật, người Hoa, người Việt được bình yên làm ăn buôn bán. Để khống chế con Mamazu, người Nhật đã thờ các thần Khỉ và các Thần Chó trên hai đầu cầu để “yểm” con thuỷ quái đó. Người Minh Hương lập ngôi chùa nhỏ nằm sát cây cầu cổ để thờ Bắc Đế Chân Võ cũng với mục đích khống chế con Câu Long gây ra động đất.


Năm 1719, Chúa Nguyễn Phúc Chu thăm Hội An, đặt tên chiếc cầu là Lai Viễn, với ý nghĩa là “bạn phương xa đến”

Vì thế ngôi chùa được coi như là một thanh kiếm đâm xuống lưng con quái vật Mamazu, khiến nó không quẫy đuôi, gây ra những trận động đất được nữa. Năm 1653, người ta dựng thêm phần chùa, nối liền vào lan can phía Bắc, nhô ra giữa cầu, từ đó người địa phương gọi là Chùa Cầu. Năm 1719, Chúa Nguyễn Phúc Chu thăm Hội An, đặt tên cho chiếc cầu là Lai Viễn, với ý nghĩa là “bạn phương xa đến”. Theo niên đại được ghi ở xà nóc và văn bia còn lại ở đầu cầu thì chiếc cầu đã được dựng lại vào năm 1817. Ngôi chùa có lẽ cũng được dựng vào thời gian này. Chùa được trùng tu vào các năm 1817, 1865, 1915, 1986.

Chùa Cầu - Biểu tượng của giao lưa của văn hóa Nhật - Hoa - Việt


Tranh sơn dầu Chùa Cầu, mùa nước lũ
(Họa sĩ Nguyễn Phúc Nguyên)

Chiếc cầu dài khoảng 18m, có mái che, vắt cong qua lạch nước chảy ra sông Thu Bồn. Chùa Cầu là một trong những di tích có kiến trúc khá đặc biệt. Mái chùa lợp ngói âm dương che kín cả cây cầu. Trên cửa chính của Chùa Cầu có một tấm biển lớn chạm nổi 3 chữ Hán là Lai Viễn Kiều.


Ký họa Chùa Cầu bằng bút sắt

Chùa và cầu đều bằng gỗ sơn son chạm trổ rất công phu, mặt chùa quay về phía bờ sông. Hai cây cầu có tượng gỗ bằng thú đứng chầu, một đầu là tượng chó (thân hầu), một đầu là tượng khỉ (thiên cẩu). Thân hầu là đại diện cho năm xây dựng còn thiên cẩu đại diện cho năm kết thúc công trình. Tương truyền đó là những con vật mà người Nhật sùng bái thờ tự từ cổ xưa.

Tranh sơn dầu Chùa Cầu (Họa sĩ Nguyễn Phúc Nguyên)

Tuy gọi là chùa nhưng bên trong không có tượng Phật. Phần gian chính giữa (gọi là chùa) thờ một tượng gỗ Bắc Đế Trấn Võ - vị thần bảo hộ xứ sở, ban niềm vui hạnh phúc cho mọi người, thể hiện khát vọng thiêng liêng mà con người muốn gửi gắm cùng trời đất nhằm cầu mong mọi điều tốt đẹp. Và tổ hợp kiến trúc tín ngưỡng được lợp mái nhiều nét độc đáo hình chữ T này lại gắn nhiều truyền thuyết liên quan đến hoạ phúc của mọi người nên dân gian quen gọi là Chùa Cầu và là biểu tượng giao lưu văn hoá Nhật - Hoa - Việt ở Hội An. Hơn 400 năm nay, chùa Cầu nổi tiếng linh thiêng vẫn được cư dân bản địa và khách vãn lai thành kính chiêm bái.

Tranh sơn dầu Chùa Cầu (Họa sĩ Nguyễn Phúc Nguyên)

Trước đây Nhật Bản Kiều trong kết cấu kiến trúc và trang trí nội thất đã chứa đựng dấu ấn của nền văn hoá Phù Tang, mái ngói mềm mại với độ dốc xuống, những cột vuông, nền cầu lát vát hình vòng cung, các hoa văn trang trí hình mặt trời, chiếc quạt xoè…nay đã không còn nữa. Nhưng Thần Khỉ và Thần Hầu vẫn còn thờ ở hai đầu cầu. Ở hai bên tường của cổng ra vào ở phía Tây và phía Đông cầu Nhật Bản ban đầu có hai câu đối chữ Hán đắp nổi, nhưng qua năm tháng bị mờ dần để sau cùng bị mất hẳn và người Minh Hương đã thay vào đó bằng hoa văn đắp nổi hình quả phật thủ lớn.


Nét trang trí độc đáo trên mái Chùa Cầu

Chùa Cầu - Nét lịch lãm của Phố cổ Hội An

“Ai đi Phố Hội Chùa cầu

Để thương để nhớ để sầu cho ai

Để sầu cho khách vãn lai

Để thương để nhớ cho ai chịu sầu”

Hình Chùa Cầu có trên tờ bạc 20.000 nghìn đồng bằng polyme của Việt Nam

Chùa Cầu hay còn gọi là Chùa Nhật Bản, là công trình do các thương gia Nhật Bản đến buôn bán tại Hội An xây dựng vào khoảng giữa thế kỉ 16. Do ảnh hưởng của thiên tai địch hoạ, Chùa Cầu đã qua nhiều lần trùng tu và mất đi các yếu tố kiến trúc Nhật Bản, thay vào đó là kiến trúc mang đậm phong cách Việt - Trung. Chùa Cầu là tài sản vô giá và đã chính thức được chọn là biểu tượng của Hội An. Hình Chùa Cầu có trên tờ bạc 20.000 nghìn đồng bằng polyme của Việt Nam.