Hiển thị các bài đăng có nhãn Phật Pháp Tăng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Phật Pháp Tăng. Hiển thị tất cả bài đăng

7 thg 5, 2014

GIẾNG NƯỚC CỦA NHÀ SƯ




Có hai vị Thầy ở hai
ngôi chùa trên hai ngọn núi gần nhau. Giữa hai ngọn núi có một con sông, mỗi
ngày họ đều cùng một lúc xuống núi ra bờ sông gánh nước, lâu ngày họ trở thành
bạn bè.



Thấm
thoát năm năm trôi qua, bỗng một hôm vị Thầy ở ngọn núi bên Tây không xuống
gánh nước, vị Thầy ở ngọn núi bên Đông nghĩ bụng: “có lẽ ông ta bệnh hay
chăng”, nên trong lòng cũng chẳng để ý lắm.

Nhưng

24 thg 4, 2014

Tu kiểu tại gia



TÔI NHƯ VẬY ĐÓ,THƯA THẦY



Đây là chuyện tôi nghe:



Có thầy nọ sống đời tu
hành rất mực thánh thiện. Không kể những lúc bắt buộc phải nhín chút thời gian
dành cho các sinh hoạt cần thiết của đời thường, thầy luôn cố gắng thu xếp tối
đa thời gian trong ngày để cầu nguyện, tụng kinh, ngồi thiền, v.v… Đầu óc thầy
hầu như không còn chỗ nào trống trải cho các tà niệm sái quấy có thể thừa cơ
len

22 thg 4, 2014

Quan điểm của Phật về cứu giúp chúng sinh.





Tôi còn nhớ khi học
lớp 8, lúc bấy giờ chương trình học không căng thẳng như bây giờ, giáo viên đứng
lớp có nhiều thời gian trò chuyện với học trò hơn. Mỗi ngày một vài câu chuyện,
có khi nói về gương học tập, kể về một vĩ nhân, có khi nói chuyện đời thường...
Thôi thì đủ thứ chuyện trên trời dưới đất. 



Hôm ấy, nhân ngày lễ
Phật Đản, vì là gia đình Phật tử nên tôi có mang theo một lá cờ

20 thg 4, 2014

Chào cái gì? Lạy ai?





Một em gái đi chùa lễ Phật, lễ xong em vừa ra đến sân chùa, gặp
một quân nhân đứng ngắm cảnh. 


Thấy em, quân nhân
liền hỏi: 


- Em đi đâu thế? 


Bé gái đáp: 


- Em đi chùa lễ Phật. 


Quân nhân hỏi: 


- Tượng Phật bằng gỗ
bằng xi măng, em lễ cái gì? 


Bé gái hỏi lại: 


- Ở doanh trại anh
mỗi sáng có chào cờ không? 


Quân nhân đáp: 

- Sáng nào cũng chào cờ. 


Bé gái hỏi: 


- Cờ

5 thg 4, 2014

Lời đức PHẬT dạy lúc LA HẦU LA 17 tuổi rằng:



- Này LA HẦU LA , con hãy học cách hành xử của
ĐẤT. Dù người ta có đổ hay rải lên đất những thứ tinh sạch và thơm tho như
hương hoa, nước ngọt, sữa thơm.. hoặc những thứ hôi hám và dơ dáy như máu mủ,
nước tiểu phân rác.. thì đất cũng tiếp nhận những thứ ấy một cách rất thản
nhiên, không vướng mắc, tự hào, cũng không oán hờn tủi nhục... Tại sao? Tại vì
đất là địa đại có dung tích rộng lớn, có

4 thg 4, 2014

Sức mạnh của Nghiệp.





Nghiệp là cái không có hình tướng mà có khả năng
đáng kể.

Ví như gió, tuy không thấy hình tướng mà nó thổi đất,
nước đều lung lay. Nghiệp cũng thế, bình thường chúng ta không thấy nó, mà nó
lôi chúng ta đi khắp nẻo luân hồi. Sở dĩ nó có khả năng mạnh mẽ như vậy là do tập
quán lâu ngày.



Như người tập hút thuốc, buổi đầu khói thuốc chỉ cảm
thấy khó chịu, nhưng tập lâu ngày thành ghiền, khi

26 thg 3, 2014

ĐỨC PHẬT TRONG CÁI NHÌN CỦA CÁC NHÀ KHOA HỌC



****************


"Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trên trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật giáo sẽ đáp ứng được các điều kiện đó". [Albert Einstein].





1. Nhân

17 thg 3, 2014

THẾ NÀO LÀ RỘNG GIEO DUYÊN LÀNH?




Duyên
có nghĩa là quan hệ. Xây dựng mối quan hệ là gieo duyên. Hai bên từng có mối
quan hệ qua lại gọi là hữu duyên (có duyên với nhau). Có mối quan hệ lợi ích
cho nhau, gọi là thiện duyên (duyên lành). Mối quan hệ không dính đến dục vọng
cá nhân, gọi là tịnh duyên (duyên thanh tịnh). Gầy dựng nhiều thiện duyên và
tịnh duyên gọi là rộng gieo duyên lành.

Do
đó có người sau khi tin Phật học

15 thg 3, 2014

CHUYỆN ÐỒ ĂN CÚNG NGƯỜI CHẾT (Tiền thân Matakabhatta)



Nếu chúng sanh biết được...,
Câu chuyện này, khi ở tại Kỳ Viên, bậc Ðạo Sư đã kể
về đồ ăn cúng người chết. Trong thời ấy, nhiều người giết hại nhiều dê cừu... để
cúng đồ ăn cho người thân đã mệnh chung. Các Tỷ-kheo
thấy họ làm như vậy, hỏi bậc Ðạo Sư:

- Bạch Thế Tôn, nay nhiều người giết hại sinh mạng nhiều loài hữu tình để cúng
đồ ăn cho người chết, Bạch Thế Tôn, ở đây có hạnh phúc, lợi ích

LỜI PHẬT DẠY CON TRAI




Người con trai duy nhất


Của Đức Phật Thích Ca,
Cũng trở thành phật tử,
Tên là La Hầu La.

Cậu ít tuổi, tinh nghịch,
Nhưng được mọi người chiều,
Nên đôi khi nói dối,
Kiểu trẻ con, đáng yêu.

Một hôm Phật bảo cậu:
“Con hãy mang ra đây
Một chậu nước thật sạch
Để ta rửa chân tay.”

Cậu mang chậu nước đến.
Đức Phật rửa chân xong,
Hỏi cậu có muốn uống
Nước trong chậu này không.

Cậu lắc đầu, từ

12 thg 3, 2014

Tu cái miệng là tu hơn nửa đời người (nghiệp khẩu)









Khi nào bạn có ý định chửi một ai đó, thì
hãy nghĩ lại lời Phật dạy nhé!



Tu cái miệng là tu hơn nửa đời người (nghiệp khẩu)



Chúng ta muốn tu hành được tinh tấn và thành tựu thì phải tránh
những chuyện thị phi, vì thị phi mất rất nhiều thời gian một cách vô ích, mà
lại gây tạo rất nhiều nghiệp khẩu, oan trái.

Tu cái miệng là tu hơn nửa đời người (nghiệp khẩu)


Nghiệp là hành động

10 thg 3, 2014

Bốn cách bố thí



Trên đời này ai cũng mong muốn mình có
phước.Người có phước thì cuộc sống sẽ an ổn,no ấm,có niềm vui hơn người thiếu
phước.Muốn có phước thì phải tu phước.Phước đức có được là do mình gieo trồng
căn lành qua việc hành hạnh bố thí,làm lợi ích chúng sanh...



Chúng ta có thể làm phước không tốn tiền mà có
kết quả liền ngay trong hiện tại.Qua bốn cách sau:


1. BỐ THÍ DUNG NHAN:_Nghĩa là nên hiến

2 thg 3, 2014

Nguồn gốc của bệnh tật


Nguồn gốc của bệnh tật : Ăn uống sinh hoạt không điều độ, oan gia trái chủ tìm đến, nghiệp chướng

- Thứ nhất là ăn uống sinh hoạt không điều độ, ngày nay chúng ta gọi là không vệ sinh, dẫn đến bệnh tật. Bệnh này là phải tìm thầy thuốc, thuốc men có thể giúp đỡ được.

_ Thứ hai là oan gia trái chủ tìm đến. Giống như quốc sư Ngộ Đạt bị mụt ghẻ hình mặt người, đây là thuộc loại này. Trong Phật

28 thg 2, 2014

TU ĐẠO ĐÚNG ĐẮN






01. Khi thấy khuyết điểm, lỗi lầm của kẻ khác, đừng nên khởi tâm phân biệt, so
sánh. Hãy quán sát chính mình. Ai ai cũng có Phật tính cả!

02. Không nên tối ngày cứ dòm ngó cái xấu của người. Phải thường xuyên tự nhìn xem mình có lỗi lầm, sai trái gì hay không. Tu như vậy mới không đi ngược lại
với Ðạo!

03. Phàm thấy việc gì cũng đừng quá chấp tướng. Thấy tướng mạo tốt thì chớ sinh
lòng vui

24 thg 2, 2014

Kinh Pháp Cú





HT.
Thích Minh Châu dịch













Phần I: Phẩm 1-5

1. Phẩm Song Yếu

2. Phẩm Không Phóng Dật

3. Phẩm Tâm

4. Phẩm Hoa

5. Phẩm Kẻ Ngu











I - PHẨM SONG YẾU



1. "Ý
dẫn đầu các pháp,

Ý làm chủ,
ý tạo;

Nếu với ý
ô nhiễm,

Nói lên
hay hành động,

Khổ não
bước theo sau,

Như xe,
chân vật kéo".



2. "Ý
dẫn đầu các pháp,

Ý làm chủ,
ý tạo,

Nếu với ý
thanh tịnh,

Nói lên
hay hành

22 thg 2, 2014

Pháp Môn Nhẫn Nhục - Hòa Thượng Tuyên Hóa






Quý vị nên biết rằng Sư Phụ nầy của quý vị rất
nghiêm khắc, chứ không ngọt ngào gì đâu. Có lúc tôi nghiêm khắc đến nỗi đệ tử
tôi phải chảy cả nước mắt, nước mũi nữa đó. Nay tôi xin kể cho quý vị biết là
tôi làm sao mà học được cái tánh như thế.


Khi mười sáu tuổi, tôi đã bắt đầu giảng kinh Kim
Cang. Trong kinh có nói về một vị tiên nhẫn nhục, vị nầy dù bị vua Ca Lợi chặt đứt cả tứ chi mà

20 thg 2, 2014

Tiểu Hiếu, Trung Hiếu, Đại Hiếu



Trong nhà phật chữ hiếu
có 3 chữ là Tiểu Hiếu, Trung Hiếu và Đại hiếu.



Tiểu hiếu tức là chăm nom
, chăm sóc ân cần cha mẹ, bên cạnh hầu hạ cha mẹ làm cho cha mẹ vui đó là tiểu
hiếu .



Trung hiếu là người con
biết hướng dẫn dìu dắt cha mẹ học Phật pháp và khai mở trí huệ, tâm bồ đề tăng
tiến khiến cho cuộc sống của cha mẹ được an nhàn tự tại hiểu được đạo lý của
nhân sinh là Trung Hiếu .


7 Tài sản lớn nhất của Đức Phật




**************
Trong kinh Tăng chi bộ III (chương Bảy pháp, phẩm Tài sản), Đức Phật
dạy: “Này các Tỳ-kheo, có bảy tài sản này, thế nào là bảy? Tín tài, giới
tài, tàm tài, quý tài, văn tài, thí tài và tuệ tài. Ở đây, vị đệ tử có
lòng tin, tin tưởng vào sự giác ngộ của Như Lai, gọi là tín tài. Vị đệ
tử từ bỏ sát sinh, trộm cắp, tà hạnh, nói dối, say sưa, gọi là giới tài.
Vị đệ tử có xấu

18 thg 2, 2014

CHỌN BẠN





Trong Tăng Chi Bộ Kinh, Phật dạy:

Người muốn chọn bạn lành, phải chọn những người có đủ ba điều khó có thể làm. Tức là:1- Dám cho những cái khó cho.2- Dám làm những việc khó làm.3- Kham nhẫn những việc khó nhẫn.Bình:Ðây là Phật nêu ra ba nguyên tắc để chúng ta chọn bạn. Thông thường ở thế gian kết bạn, hay theo tình cảm cá nhân hoặc đoàn thể: Người làm thợ thích chọn bạn làm thợ, kẻ công