Nhiều người đi du lịch chỉ để khoe hình ảnh, mỗi bước chân đều có ghi dấu của họ nhưng không phải bằng kiến thức, sự giữ gìn mà bằng... rác và những hành động vô ý thức, thiếu văn hóa.
“Không lấy gì ngoài những bức ảnh, không để lại gì ngoài những dấu chân” là phương châm du lịch đầy ý nghĩa, thể hiện sự tôn trọng văn hóa, phong tục, sự giữ gìn thiên nhiên, môi trường ở những nơi đi qua. Tuy nhiên, có không ít người lại áp dụng nó theo đúng nghĩa đen: đi chỉ để khoe hình ảnh, mỗi bước chân đều có ghi dấu, không bằng rác thì là những hành động vô ý thức, thiếu văn hóa khác.
Xa lạ với việc bảo vệ cảnh quan, tôn trọng di tích lịch sử
Đã từ lâu, câu chuyện về “giặc” hoa đã bị lên án trên khắp các diễn đàn và báo chí nhưng hình như đối với những người thiếu ý thức đó không phải điều quan trọng, hay ít ra nó không quan trọng bằng những bức hình đẹp để khoe trên các diễn đàn, mạng xã hội.
Những người dân ngoại thành Hà Nội đã từng phải treo bảng như thế này...
... hoặc đứng canh thu phí chụp ảnh vì các vườn cải bị quần nát quá. (Ảnh: VTC)
Nếu những năm trước, hoa cải vàng khu vực ngoại thành Hà Nội bị vô tư dẫm lên, dập ngổn ngang hay bị bứt hẳn mang về nhà khiến chủ vườn phải treo biển cấm và phạt, thì năm nay, câu chuyện về “tam giác mạch” lại khiến cho những người thích chủ nghĩa xê dịch có tâm không khỏi phẫn nộ, bất bình. Các phượt tử cũng bình luận và đưa ra nhiều ý kiến xác đáng cho vấn đề này trên diễn đàn Phượt.
Sonvc: "Đồng bào người ta trồng cây tam giác mạch (hay kiều mạch) này là để đến cuối vụ thu hoạch lấy cái thành quả lao động của mình, phục vụ lợi ích sản xuất... họ trồng màu để đảm bảo cuộc sống, vấn đề lương thực của chính họ, cái ăn cái mặc của họ cả đấy..."
Sonvc: "Các bác đi cứ đi, chụp cứ chụp, nhưng quan trọng là cái ý thức của của chúng ta, hãy biết quý trọng sức lao động của đồng bào mà giữ gìn mùa màng cho người ta..."
Giangcoi110690: "Cả năm có vụ tam giác mạch đợi đến mùa thu hoạch, là nguồn lương thực của người dân nới đây vậy mà sau vài tuần hoa nở thì đã tan nát dưới chân khách du lịch. Nào thì áo váy xúng xính xinh tươi, nào thì áo cờ đỏ sao vàng rực rỡ, trông có vẻ yêu quê hương đất nước và hiểu biết lắm, thế mà khi đi thì người dân nhận được gì chứ? Hoa tàn, cây nát và những dấu chân."
Axionov_nd: "Chúng ta, mỗi người hãy ý thức những gì mình làm một chút, đừng để niềm vui của chúng ta là nỗi buồn cho người khác. Đừng để trong mắt những người ta vô tình lướt qua, họ gọi chúng ta bằng muôn vàn cái tên mà chúng ta không muốn."
Mr_Jap: "Dự định tháng 11 quay lại, giờ xem mấy ảnh này lại thấy chạnh lòng. Liệu những người đi sau có còn được ngắm tam giác mạch nữa không?"
Sonvc: "... những bà con đồng bào nơi đây sẽ chẳng còn thiện chí với du khách hay cảnh những đứa trẻ vẫy tay chào những du khách trên đường nữa rồi... mà chỉ còn những ánh mắt dò xét của người vùng cao dành cho ta mà thôi..."
Lưu Mai Mai: "Đoàn mình đi, có 1 chiếc xe ô tô, dừng lại chụp ảnh, cả 2 mẹ con đều nhảy vào dẫm nát hoa để chụp, mặc dù cháu bé có mấy tuổi, thử hỏi, ý thức đó có phải do chính người mẹ dạy con mình từ nhỏ mà thành hay không?" (Ảnh: Đức SKDA)
Ngay cả nhiều nơi tôn nghiêm, có người bảo vệ mà cũng không thoát khỏi hành động xấu xí của một bộ phận du khách. Những việc như sờ mó hiện vật, leo trèo lên các công trình... mặc dù được nhắc nhở hay có biển cấm, trở thành việc “thường ngày ở huyện”.
Còn nhớ các bức ảnh về nam thanh niên mặc áo ba lỗ, đeo cặp học sinh, hồn nhiên đứng, ngồi trên đầu cụ rùa hay 3 thiếu nữ mặc quần jeans đi dép lê thay phiên nhau ngồi lên tượng rùa và làm những động tác đùa giỡn để chụp ảnh tại Văn Miếu- Quốc Tử giám đã khiến nhiều người bức xúc, lên án.
Rồi việc lăng Khải Định (Huế) bị xâm hại bởi hành vi thiếu văn hóa của một số du khách: thản nhiên tháo dây bảo vệ, nằm, ngồi la liệt, leo trèo lên các pho tượng... gây phản cảm, mất mỹ quan và làm ảnh hưởng đến hiện vật đã bị "tuýt còi" nhưng hình như đến nay nhiều nơi vẫn tiếp diễn.
Ngay từ nhỏ đã được người lớn khuyến khích những hành động thế này... (Ảnh: Giáo dục thời đại)
... thì tất yếu khi lớn lên sẽ vẫn "vô tư" như hồi còn bé. (Ảnh: VNExpress)
Ăn to nói lớn, xả rác vô tội vạ
Vốn được răn dạy: “Học ăn học nói học gói học mở” từ nhỏ nhưng không phải ai cũng ứng dụng điều này khi đi du lịch.
Chuyện quá bỗ bã trong cách ăn nói nơi công cộng thì người làm trong ngành du lịch đã chứng kiến nhiều, nhưng phải đến khi một bức hình được cho là chụp tại một nhà hàng buffet ở Thái Lan đã khiến cộng đồng mạng nổi sóng và đặt ra những suy nghĩ về văn hóa ứng xử của một số du khách Việt Nam khi đi du lịch nước ngoài. Bức ảnh chụp tấm bảng “cảnh báo” những vị khách Việt: “Xin vui lòng ăn bao nhiêu lấy bấy nhiêu. Nếu ăn không hết sẽ phạt từ 200 bath đến 500 bath. Xin cám ơn!”.
Tấm biển khiến người Việt xấu hổ ở tận nước ngoài.
M.Sơn, một nghiên cứu sinh đang theo học tại Singapore chia sẻ: “Mình ăn buffet tại một số nhà hàng bên này thấy có biển ghi bằng tiếng Việt: “Lấy vừa đủ ăn”. Lúc đầu thì không để ý, nhưng sau nhận ra không hề có biển các nước khác thì thấy rất xấu hổ”.
Không những thế, nhiều người còn tỏ ra thiếu tôn trọng và ồn ào mọi lúc mọi nơi: trên đường đi, trong các địa điểm tham quan, khách sạn, sân bay...
Còn chàng hướng dẫn viên Anh Khoa khi được hỏi thì tỏ vẻ chán nản: “Ôi, có nhiều người đi vào đền mà nói lớn lắm, mình cầm cờ dẫn đoàn mà ngượng hết cả mặt, đấy là còn dặn trước chứ không thì không biết thế nào nữa. Ở khách sạn thì thôi rồi, cứ chỗ nào, phòng nào to tiếng nhất là biết khách của mình...”
Thêm nữa, nhiều người đi du lịch còn để lại cơ man các loại rác thải. Bất cứ chỗ nào họ đi qua, dù là trên xe khách, taxi, cho đến các điểm thăm quan, đều có dấu... rác. Thói quen vứt rác đúng nơi quy định là một điều gì đó thật “xa xỉ” đối với một bộ phận không nhỏ khách Việt.
Vậy nên mới xảy ra tình trạng, cứ sau lễ lạc là các di tích, thắng cảnh ngập trong rác.
Mỹ Đình ngập rác sau lễ hội (Ảnh: Lao động)
Rác ở đền Hùng dịp 2/9/2012 (Ảnh: VNExpress)
Kiến thức là... phù phiếm (?!)
Linh, nhân viên của công ty du lịch V., cho biết: “Phải ai đã từng dẫn đoàn vừa người Việt vừa người nước ngoài mới thấy đúng là khác nhau một trời một vực. Nếu như du khách phương Tây lắng nghe, hỏi han và có người còn ghi chép khi mình dẫn thì nhiều người Việt lại toàn nói chuyện, không thì tản ra chụp ảnh, chỉ trỏ cho nhau xem cái này hay cái kia ngộ...”
Đối với những người này, du lịch không phải là dịp để khám phá, thưởng thức hay tìm hiểu các giá trị văn hóa, lịch sử, địa lý, làm phong phú thêm vốn kiến thức và vốn sống. Và tất nhiên, càng không có chuyện họ tìm hiểu trước thông tin về những nơi định đi vì ý y rằng “mấy chuyện đó thì do công ty du lịch phải lo cho mình chứ”, như lời Hạ, nhân viên kinh doanh, nói.
Người nước ngoài luôn chăm chú lắng nghe với sự tôn trọng hướng dẫn viên cũng như tìm hiểu rất kỹ văn hóa, lịch sử nơi mình sẽ đến. (Ảnh: Lao động)
Đối với họ, du lịch đơn giản chỉ để thể hiện cho người khác thấy mình đi nhiều nơi, biết nhiều chỗ mà thôi. Chính vì thế, đến khi về, họ sẽ khoe rất nhiều hình ảnh nhưng không hề biết các nơi đã tham quan hình thành như thế nào, tại sao thắng cảnh ấy lại được đánh giá cao, được coi là có giá trị, hay vẻ đẹp của con người, phong tục nơi đó có gì đặc biệt...
Ai cũng biết kinh nghiệm khi đi du lịch là ít nhất cần trang bị cho mình những kiến thức căn bản nhất để cảm nhận hết những cái hay, cái đẹp của những danh thắng và địa điểm đến, để biết cách ứng xử cho đúng với phong tục, văn hóa bản địa, để không phí hoài tiền bạc, thời gian của bản thân mình.
Tuy nhiên, một bộ phận người Việt đi du lịch với các hành vi khó chấp nhận đã và đang làm hình ảnh chung của người Việt xấu xí đi. Mặc dù khi đến một vùng đất mới, nơi không ai biết mình là ai, thì rõ ràng cũng phải giữ phép lịch sự tối thiểu nhất và tôn trọng quy định cũng như văn hóa bản địa thay vì thả phanh cho sự thoải mái quá đà đến vô duyên, vô ý thức.
Tạ Ban
“Không lấy gì ngoài những bức ảnh, không để lại gì ngoài những dấu chân” là phương châm du lịch đầy ý nghĩa, thể hiện sự tôn trọng văn hóa, phong tục, sự giữ gìn thiên nhiên, môi trường ở những nơi đi qua. Tuy nhiên, có không ít người lại áp dụng nó theo đúng nghĩa đen: đi chỉ để khoe hình ảnh, mỗi bước chân đều có ghi dấu, không bằng rác thì là những hành động vô ý thức, thiếu văn hóa khác.
Xa lạ với việc bảo vệ cảnh quan, tôn trọng di tích lịch sử
Đã từ lâu, câu chuyện về “giặc” hoa đã bị lên án trên khắp các diễn đàn và báo chí nhưng hình như đối với những người thiếu ý thức đó không phải điều quan trọng, hay ít ra nó không quan trọng bằng những bức hình đẹp để khoe trên các diễn đàn, mạng xã hội.
Những người dân ngoại thành Hà Nội đã từng phải treo bảng như thế này...
... hoặc đứng canh thu phí chụp ảnh vì các vườn cải bị quần nát quá. (Ảnh: VTC)
Nếu những năm trước, hoa cải vàng khu vực ngoại thành Hà Nội bị vô tư dẫm lên, dập ngổn ngang hay bị bứt hẳn mang về nhà khiến chủ vườn phải treo biển cấm và phạt, thì năm nay, câu chuyện về “tam giác mạch” lại khiến cho những người thích chủ nghĩa xê dịch có tâm không khỏi phẫn nộ, bất bình. Các phượt tử cũng bình luận và đưa ra nhiều ý kiến xác đáng cho vấn đề này trên diễn đàn Phượt.
Sonvc: "Đồng bào người ta trồng cây tam giác mạch (hay kiều mạch) này là để đến cuối vụ thu hoạch lấy cái thành quả lao động của mình, phục vụ lợi ích sản xuất... họ trồng màu để đảm bảo cuộc sống, vấn đề lương thực của chính họ, cái ăn cái mặc của họ cả đấy..."
Sonvc: "Các bác đi cứ đi, chụp cứ chụp, nhưng quan trọng là cái ý thức của của chúng ta, hãy biết quý trọng sức lao động của đồng bào mà giữ gìn mùa màng cho người ta..."
Giangcoi110690: "Cả năm có vụ tam giác mạch đợi đến mùa thu hoạch, là nguồn lương thực của người dân nới đây vậy mà sau vài tuần hoa nở thì đã tan nát dưới chân khách du lịch. Nào thì áo váy xúng xính xinh tươi, nào thì áo cờ đỏ sao vàng rực rỡ, trông có vẻ yêu quê hương đất nước và hiểu biết lắm, thế mà khi đi thì người dân nhận được gì chứ? Hoa tàn, cây nát và những dấu chân."
Axionov_nd: "Chúng ta, mỗi người hãy ý thức những gì mình làm một chút, đừng để niềm vui của chúng ta là nỗi buồn cho người khác. Đừng để trong mắt những người ta vô tình lướt qua, họ gọi chúng ta bằng muôn vàn cái tên mà chúng ta không muốn."
Mr_Jap: "Dự định tháng 11 quay lại, giờ xem mấy ảnh này lại thấy chạnh lòng. Liệu những người đi sau có còn được ngắm tam giác mạch nữa không?"
Sonvc: "... những bà con đồng bào nơi đây sẽ chẳng còn thiện chí với du khách hay cảnh những đứa trẻ vẫy tay chào những du khách trên đường nữa rồi... mà chỉ còn những ánh mắt dò xét của người vùng cao dành cho ta mà thôi..."
Lưu Mai Mai: "Đoàn mình đi, có 1 chiếc xe ô tô, dừng lại chụp ảnh, cả 2 mẹ con đều nhảy vào dẫm nát hoa để chụp, mặc dù cháu bé có mấy tuổi, thử hỏi, ý thức đó có phải do chính người mẹ dạy con mình từ nhỏ mà thành hay không?" (Ảnh: Đức SKDA)
Ngay cả nhiều nơi tôn nghiêm, có người bảo vệ mà cũng không thoát khỏi hành động xấu xí của một bộ phận du khách. Những việc như sờ mó hiện vật, leo trèo lên các công trình... mặc dù được nhắc nhở hay có biển cấm, trở thành việc “thường ngày ở huyện”.
Còn nhớ các bức ảnh về nam thanh niên mặc áo ba lỗ, đeo cặp học sinh, hồn nhiên đứng, ngồi trên đầu cụ rùa hay 3 thiếu nữ mặc quần jeans đi dép lê thay phiên nhau ngồi lên tượng rùa và làm những động tác đùa giỡn để chụp ảnh tại Văn Miếu- Quốc Tử giám đã khiến nhiều người bức xúc, lên án.
Rồi việc lăng Khải Định (Huế) bị xâm hại bởi hành vi thiếu văn hóa của một số du khách: thản nhiên tháo dây bảo vệ, nằm, ngồi la liệt, leo trèo lên các pho tượng... gây phản cảm, mất mỹ quan và làm ảnh hưởng đến hiện vật đã bị "tuýt còi" nhưng hình như đến nay nhiều nơi vẫn tiếp diễn.
Ngay từ nhỏ đã được người lớn khuyến khích những hành động thế này... (Ảnh: Giáo dục thời đại)
... thì tất yếu khi lớn lên sẽ vẫn "vô tư" như hồi còn bé. (Ảnh: VNExpress)
Ăn to nói lớn, xả rác vô tội vạ
Vốn được răn dạy: “Học ăn học nói học gói học mở” từ nhỏ nhưng không phải ai cũng ứng dụng điều này khi đi du lịch.
Chuyện quá bỗ bã trong cách ăn nói nơi công cộng thì người làm trong ngành du lịch đã chứng kiến nhiều, nhưng phải đến khi một bức hình được cho là chụp tại một nhà hàng buffet ở Thái Lan đã khiến cộng đồng mạng nổi sóng và đặt ra những suy nghĩ về văn hóa ứng xử của một số du khách Việt Nam khi đi du lịch nước ngoài. Bức ảnh chụp tấm bảng “cảnh báo” những vị khách Việt: “Xin vui lòng ăn bao nhiêu lấy bấy nhiêu. Nếu ăn không hết sẽ phạt từ 200 bath đến 500 bath. Xin cám ơn!”.
Tấm biển khiến người Việt xấu hổ ở tận nước ngoài.
M.Sơn, một nghiên cứu sinh đang theo học tại Singapore chia sẻ: “Mình ăn buffet tại một số nhà hàng bên này thấy có biển ghi bằng tiếng Việt: “Lấy vừa đủ ăn”. Lúc đầu thì không để ý, nhưng sau nhận ra không hề có biển các nước khác thì thấy rất xấu hổ”.
Không những thế, nhiều người còn tỏ ra thiếu tôn trọng và ồn ào mọi lúc mọi nơi: trên đường đi, trong các địa điểm tham quan, khách sạn, sân bay...
Còn chàng hướng dẫn viên Anh Khoa khi được hỏi thì tỏ vẻ chán nản: “Ôi, có nhiều người đi vào đền mà nói lớn lắm, mình cầm cờ dẫn đoàn mà ngượng hết cả mặt, đấy là còn dặn trước chứ không thì không biết thế nào nữa. Ở khách sạn thì thôi rồi, cứ chỗ nào, phòng nào to tiếng nhất là biết khách của mình...”
Thêm nữa, nhiều người đi du lịch còn để lại cơ man các loại rác thải. Bất cứ chỗ nào họ đi qua, dù là trên xe khách, taxi, cho đến các điểm thăm quan, đều có dấu... rác. Thói quen vứt rác đúng nơi quy định là một điều gì đó thật “xa xỉ” đối với một bộ phận không nhỏ khách Việt.
Vậy nên mới xảy ra tình trạng, cứ sau lễ lạc là các di tích, thắng cảnh ngập trong rác.
Mỹ Đình ngập rác sau lễ hội (Ảnh: Lao động)
Rác ở đền Hùng dịp 2/9/2012 (Ảnh: VNExpress)
Kiến thức là... phù phiếm (?!)
Linh, nhân viên của công ty du lịch V., cho biết: “Phải ai đã từng dẫn đoàn vừa người Việt vừa người nước ngoài mới thấy đúng là khác nhau một trời một vực. Nếu như du khách phương Tây lắng nghe, hỏi han và có người còn ghi chép khi mình dẫn thì nhiều người Việt lại toàn nói chuyện, không thì tản ra chụp ảnh, chỉ trỏ cho nhau xem cái này hay cái kia ngộ...”
Đối với những người này, du lịch không phải là dịp để khám phá, thưởng thức hay tìm hiểu các giá trị văn hóa, lịch sử, địa lý, làm phong phú thêm vốn kiến thức và vốn sống. Và tất nhiên, càng không có chuyện họ tìm hiểu trước thông tin về những nơi định đi vì ý y rằng “mấy chuyện đó thì do công ty du lịch phải lo cho mình chứ”, như lời Hạ, nhân viên kinh doanh, nói.
Người nước ngoài luôn chăm chú lắng nghe với sự tôn trọng hướng dẫn viên cũng như tìm hiểu rất kỹ văn hóa, lịch sử nơi mình sẽ đến. (Ảnh: Lao động)
Đối với họ, du lịch đơn giản chỉ để thể hiện cho người khác thấy mình đi nhiều nơi, biết nhiều chỗ mà thôi. Chính vì thế, đến khi về, họ sẽ khoe rất nhiều hình ảnh nhưng không hề biết các nơi đã tham quan hình thành như thế nào, tại sao thắng cảnh ấy lại được đánh giá cao, được coi là có giá trị, hay vẻ đẹp của con người, phong tục nơi đó có gì đặc biệt...
Ai cũng biết kinh nghiệm khi đi du lịch là ít nhất cần trang bị cho mình những kiến thức căn bản nhất để cảm nhận hết những cái hay, cái đẹp của những danh thắng và địa điểm đến, để biết cách ứng xử cho đúng với phong tục, văn hóa bản địa, để không phí hoài tiền bạc, thời gian của bản thân mình.
Tuy nhiên, một bộ phận người Việt đi du lịch với các hành vi khó chấp nhận đã và đang làm hình ảnh chung của người Việt xấu xí đi. Mặc dù khi đến một vùng đất mới, nơi không ai biết mình là ai, thì rõ ràng cũng phải giữ phép lịch sự tối thiểu nhất và tôn trọng quy định cũng như văn hóa bản địa thay vì thả phanh cho sự thoải mái quá đà đến vô duyên, vô ý thức.
Tạ Ban
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét