Hiển thị các bài đăng có nhãn Hà Nội. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hà Nội. Hiển thị tất cả bài đăng

5 thg 3, 2015

Những món ăn đến từ bộ phận 'nhạy cảm' ở Hà Nội

Nầm nướng, ngẩu pín, súp tinh hoàn là món được chế biến từ những bộ phận nhạy cảm của gà, dê, bò hay ngựa, rất phổ biến ở các quán nướng tại Hà Nội.

Các món nói trên rất hấp dẫn thực khách, đặc biệt là các đấng mày râu, bởi có một niềm tin rộng rãi trong công chúng về việc "ăn gì bổ nấy".

Ngẩu pín nướng

Ngẩu pín chính là món ăn được chế biến từ bộ phận sinh dục của con bò đực. Khi nướng, món ăn này trở thành đồ nhậu ưa thích của đàn ông.

Ngẩu pín nướng hấp dẫn thực khách là đàn ông. Ảnh: M.C

Ngẩu pín được chế biến bằng cách thái nhỏ như những miếng thịt xiên, ướp ngũ vị và chút mật ong, kẹp vào vỉ hoặc xiên vào que rồi nướng trên than hoa đến chín vàng. Món ăn này có vị ngon ngọt, sần sật, dai dai và mùi thơm của mật ong. Ngẩu pín nướng thường được chấm tương ớt, ăn cùng các loại rau thơm như mùi tàu, húng chó, lá mơ, rau diếp cá, húng bạc hà...
Ở Hà Nội, bạn có thể tìm quán bán món này ở phố Phương Liệt, phố Nguyễn Khánh Toàn, Lê Thanh Nghị hoặc phố Phùng Hưng.

Súp tinh hoàn gà

Nhiều người thích món ăn này bởi cho rằng nó giúp tăng cường sinh lực phái mạnh. Cách chế biến cũng rất đơn giản, chỉ cần băm nhỏ lá hẹ rồi nhét vào giữa tinh hoàn, đem hấp cách thủy. Ngoài ra, tinh hoàn gà có thể xào cùng các loại rau, vẫn dẻo và mềm ngọt.

Món ăn này rất phổ biến ở Việt Nam. Bạn dễ dàng tìm trong các quán ăn chuyên về gà ở Hà Nội.

Nầm bò

Nầm (vú) bò nướng là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người, nhất là vào những ngày đông lạnh giá. Tuy là món dễ làm nhưng để ngon quan trọng nhất là khâu tẩm ướp và nước chấm. Nầm bò sau khi nướng có độ giòn, sật sần cùng vị thơm của dầu ăn, bơ. Món ăn này ăn kèm với đậu bắp, cà chua, cà tím, hành tây.

Nầm bò nướng. Ảnh: Trí Hưng

Khác với nầm nướng, món nầm chiên được chao trong chảo ngập dầu sôi sau khi tẩm ướp gia vị, chút bột, vừng... cho tới vàng. Nhờ đó, lớp vỏ bên ngoài giòn nhưng lớp nầm bên trong lại chín mềm.

Có thể tìm món ăn này tại các quán ăn trên phố Phạm Ngọc Thạch, phố Mã Mây.

Pín ngựa

Pín ngựa được nhiều đàn ông ưa chuộng bởi đây là món ăn có tác dụng "lấy lại bản lĩnh đàn ông". Thường pín được làm sạch, thái khúc rồi đem ninh nhừ với nước luộc gà. Cá quả được băm nhuyễn trộn đều với lòng trắng trứng, chút gia vị, rượu, hành, gừng, nấm hương rồi vê thành từng viên đem hấp lên. Khi ăn pín hầm được bày cùng với viên cá, rồi rưới nước hầm đã thêm một chút bột đao vào cho sánh, và thường ăn nóng.

Ngoài ra còn một cách chế biến khác cũng không kém phần hấp dẫn. Pín đem ngâm nước nóng cho nở ra rồi loại bỏ lớp da bên ngoài, rửa sạch, thái khúc rồi đem xào cùng thịt gà, thêm chút gừng thái chỉ cho thơm. Đảo đều tay cho đến khi ngả sang màu vàng rồi đổ nước, cho gia vị, chút rượu vang đun nhỏ lửa, khi ăn pín ăn rất mềm và giòn.

Món ăn này được bán ở quán ăn trên đường Hoàng Quốc Việt

Nầm dê nướng

Ở Hà Nội không thiếu gì các quán ăn liên quan đến dê, đặc biệt là món nầm dê nướng. Nầm dê mềm, giòn giòn, được ướp gia vị đậm đà và nướng trên các bếp than hoa. Món này thường được chấm với chao mới đúng điệu.

Vú dê nướng thường ăn cùng rau muống, đậu bắp. Khi miếng vú dê chuyển sang màu vàng sẫm, bạn sẽ gắp ra chấm chao và cho vào miệng. Ảnh: Linh Lê

Chao chấm phải được pha ngon, không quá mặn cũng không quá ngọt, và được cho thêm chút sa tế cay cay. Đây là món ăn khoái khẩu của nhiều người, đặc biệt vào những lúc trời mát.

Cà dê hấp

Đây là món ăn khoái khẩu của đàn ông. Để chế biến món cà dê (ngọc dương) hấp, người ta chọn ngọc dương, thận, hoặc cả bộ sinh dục con dê cắt miếng mỏng, ướp hành tỏi, ngũ vị hương, cho lên đĩa rồi đổ rượu vào đốt, hơi nóng của rượu sẽ làm chín ngọc dương.

Ngoài ra, người ta còn dùng cà dê để chế biến thành món lẩu. Nước dùng lẩu được chế từ củ sen, hạt sen và củ súng rồi nhúng phần ngọc dương vào. Tuy nhiên bạn chỉ nên nhúng tới chín nếu không sẽ làm giảm tác dụng của ngọc dương.

Có thể tìm món ăn này trên đường Tây Sơn, phố Nguyễn Khang.

Anh Phương

4 thg 12, 2014

Cúc họa mi những ngày chớm đông

Hà Nội những ngày này dường như đẹp hơn, mềm mại hơn bởi loài hoa cúc dung dị mang tên Họa Mi xuất hiện trên những chiếc xe đạp của các chị hàng hoa chậm chậm đổ vào thành phố mỗi sáng.
Mình lần mò lên Nhật Tân vào cuối tuần vừa rồi để chụp loài hoa này. Khu vườn hoa Nhật Tân mỗi dịp đông về xuân tới, khi các luống đào vẫn còn tươi lá được trồng xen bởi những luống cúc Họa Mi, cúc Vàng, Bướm,... luôn tạo nên 1 cảm giác thật dễ chịu, thanh thản

Lan man nhiều quá! Mời các bạn cùng xem ảnh và bình loạn cho vui

 Chở hoa ra chợ

Hoa chào nắng mới 



 Ngập tràn sắc xuân

Vươn mình

Hoa trên phố 

Trinh nguyên

Theo phuot.vn
Tác giả: hungtc

16 thg 1, 2014

Phở Hà Nội - Xao xuyến bước chân người

Phở là một thứ quà đặc biệt của Hà Nội, không phải chỉ riêng Hà Nội mới có, nhưng chính là vì chỉ ở Hà Nội mới ngon.

Phở ngon phải là phở “cổ điển”, nấu bằng thịt bò, “nước dùng trong và ngọt, bánh dẻo mà không nát, thịt mỡ gầu giòn chứ không dai, chanh ớt với hành tây đủ cả”, “rau thơm tươi, hồ tiêu bắc, giọt chanh cốm gắt, lại điểm thêm một ít cà cuống, thoảng nhẹ như một nghi ngờ”. Chỉ có những con người yêu và gắn bó với Hà Nội mới cảm nhận được về một đặc sản của Hà Nội sâu sắc đến vậy.


Phở trong lòng người Hà Nội được trân trọng như một món quà. Người Hà Nội coi phở bữa ăn trong ngày, có thể dùng sáng, trưa hay tối. Nước dùng của phở được làm từ nước ninh của xương bò: xương cục, xương ống và xương vè. Thịt dùng cho món phở có thể là thịt bò, hay thịt gà. Bánh phở phải mỏng và dai mềm, gia vị của phở là hành lá, hạt tiêu, giấm ớt, lát chanh thái. Phở luôn phải ăn nóng mới ngon, người Hà Nội còn ăn phở kèm với quẩy. Để có được những bát phở ngon còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố như kinh nghiệm và bí quyết truyền thống của người nấu phở.


Hà Nội có rất nhiều thương hiệu phở nổi tiếng mang hương vị đặc trưng như: phở Lý Quốc Sư – đây là thương hiệu phở đã được khẳng định từ lâu. Phở ở đây rất ngon và có nhiều hương vị và có nhiều loại phở cho khách lựa chọn như: tái, chín, hay tái nạm gầu…. tùy vào sở thích của khách hàng. Đặc điểm của thương hiệu “phở Lý Quốc Sư” là nước dùng của phở đậm đà và rất thơm do cách chế biến và lựa chọn gia vị người nấu. Hay như phở Thìn, để có một bát phở ngon, ngoài việc chế ra nước phở vừa trong, vừa ngọt, vị ngọt sâu của xương ninh kèm gia vị, phở Thìn còn chú ý đến công đoạn xào thịt, chan phở. Thịt bò được xào trên một lò lửa nhiệt độ cao, mỡ đun nóng già, lửa bùng lên, đảo thật nhanh, thịt bò sẽ tái tức thì cho màu đẹp và ăn rất ngọt…”


Từ hương vị cho tới màu sắc của phở như một bức hoạ lập thể hơi bạo màu nhưng đẹp mắt, dậy lên hương vị, đánh thức tất thảy khả năng vị giác, khứu giác của người ăn, khiến con người ta có cảm giác đang được hưởng cái tinh tế của đất trời và con người hợp lại. Chỉ húp một tý nước thôi đã thấy tỉnh người. Thịt thì mềm, bánh thì dẻo, thỉnh thoảng lại thấy cái cay dịu của gừng, cái cay nồng của ớt, cái thơm nhè nhẹ của rau thơm. Tất cả cứ ngọt lừ, ngọt một cách hiền lành, êm nhẹ mà chân thật.

Phở Hà Nội, cái ngon của tất thảy những chất liệu đời thường ẩm thực Việt, được những đôi bàn tay tài hoa của người Hà Nội làm thành tác phẩm! Chính vì lịch sử và hương vị đặc trưng có nó, Phở đã trở thành một từ danh riêng nằm trong từ điển các thứ tiếng và được vinh danh là 1 trong 50 món ngon trên thế giới.

28 thg 10, 2013

Những bí mật thú vị về các thành phố du lịch ở Việt Nam

Bạn sẽ ngạc nhiên khi không thấy một cột đèn giao thông nào ở Đà Lạt, hoặc hạnh phúc tận hưởng cảm giác đêm yên tĩnh khi ngồi bên những ngọn đèn đầu leo lét ở Tuy Hòa.

Sài Gòn: Khách hàng luôn đúng

Sài Gòn không những thu hút du khách với sự nhộn nhịp, sôi động...
Mà còn ở những món ngon của mọi miền đất nước...
Ngoài hàng trăm điểm tham quan, khám phá gắn với những câu chuyện, những bí ẩn khác nhau, hay các công trình kếin trúc kỳ vĩ, vùng đất này còn níu kéo du khách ở thái độ phục vụ khách hàng luôn luôn đúng. Bạn có thể kiểm chứng điều này tại các công ty du lịch, các trung tâm dịch vụ hay các quán nước, quán ăn từ sang trọng đến bình dân vỉa hè.

Điểm nhấn tiếp theo của nơi đây là bạn có thể thưởng thức tất cả các đặc sản, các món ngon của mọi vùng miền hay các quốc gia khác với chất lượng không kém cạnh mà giá lại rẻ hơn rất nhiều.

Hà Nội: Vùng đất của những món ngon

Nét đẹp của Hà Nội khiến nhiều người ao ước đặt chân đến...
Song những món ngon là yếu tố chính níu chân họ ở lại...
Nét cổ kính, hồ Gươm lãng đãng hơi sương, cái chao mình rất khẽ của những chiếc lá, những con phố rêu phong, truyền thuyết cụ rùa Hồ Gươm... là những điểm nhấn rất riêng của cố đô khiến những người con xa quê luôn mong muốn được trở về, được sống trong không gian đó và cũng là nét quyến rũ biết bao người với giấc mơ một lần đặt chân đến. Thế nhưng việc chỉ cần một ngày là đã có thể lùng hết hang cùng ngõ hẻm của Hà Nội khiến nhiều du khách sau khi đến đây rơi vào cảm giác hụt hẫng và thất vọng.

Phương án được chọn lựa nhiều nhất là “di cư” sang địa danh khác như Sapa, Hạ Long... song nếu vội vàng như thế, bạn sẽ bỏ lỡ cơ hội thưởng thức những món ngon với hương và vị không nơi nào có thể sánh được của vùng đất này. Đó là những món như sữa chua nếp cẩm, bún đậu hủ mắm tôm, bún chả, nem rán, bún cá Đào Duy Từ, bánh cuốn Thanh Trì, cốm…

Đà Lạt – Thành phố không có tín hiệu giao thông

Đà Lạt quyến rũ du khách với vẻ thơ mộng của thành phố trong sương.
Nếu từng đến Đà Lạt thì ngoài vẻ thơ mộng của thành phố hoa, cái se lạnh đủ để choàng thêm tấm áo mỏng, cái chênh vênh của những con dốc nhỏ, của đồi thông mát rượi trong ngày hè, du khách còn cảm thấy lý thú khi phát hiện không có bất kỳ một đèn tín hiệu giao thông nào, thậm chí ở ngay khu vực trung tâm thành phố.

Không có tín hiệu đèn, song nơi đây chưa bao giờ xảy ra tình trạng kẹt đường hay dòng người chen chúc trên phố như các thành phố khác. Điều đó một phần xuất phát từ lối sống thuần nông của đại đa số người dân tại đây. Nguyên nhân khác là hầu hết các con đường đều theo hướng đi vòng chứ không đâm ngang về tắt như tại các thành phố khác.

Tuy Hoà: Thành phố đèn dầu và lò than

Thành phố Tuy Hòa lưu luyến du khách với tháp Nhạn huyền bí, gành Đá Đĩa kì vĩ...

Món sò huyết Ô Loan nổi tiếng, cua Huỳnh Đế ngon ngọt hay đơn giản chỉ là ánh đèn dầu loe loét bên thúng trứng lộn trong đêm.

Nếu lang thang vài đêm ở thành phố này, bạn sẽ dễ dàng nhận ra sự có mặt với mật độ dày của những ngọn đèn dầu nhỏ bên cạnh những mủng trấu ủ trứng vịt lộn, những bếp than cháy đượm, thơm nồng của món bắp nướng có mặt hầu hết trên những con đường hay hẻm của thành phố tạo nên một thành phố Tuy Hoà về đêm yên bình và hiền lành như người dân nơi đây.

Đừng e ngại việc ngồi ăn bên lề đường, bởi bạn sẽ bỏ phí đi cơ hội cảm nhận thành phố này từ những điều đơn giản nhất. Đó là nụ cười rạng rỡ của cụ già khi có người dừng lại, cái thú ngồi bệt trên chiếc đòn nhỏ, xị xụp thưởng thức những quả trứng nóng hổi, cảm nhận đuợc cái thơm đậm, cay nồng của rau răm trong làn gió mặn hơi biển, hay trái bắp nướng mỡ hành được nhấn nhá thêm ít nước mắm ngon lạ lùng.

Đà Nẵng: Tất cả trong một

Đà Nẵng thơ mộng với những bãi biển hoang sơ...
Những cánh đồng cỏ lau đẹp như tranh.
Và những món ăn thơm nồng, cay đượm...
Nếu như Đà Lạt có núi, Nha Trang có biển thì Đà Nẵng vừa thơ mộng với Bà Nà, vừa trong trẻo với những bãi biển xanh biếc, bán đảo Sơn Trà hiền hoà... đến đây, bạn cũng cảm nhận được vẻ thơ mộng của dòng sông chạy giữa thành phố. Việc lang thang trên phố cà đêm hay chầu chực tại bờ sông, trong cái gió lạnh, trong tiếng đập muỗi môm bốp chờ một dấu hiệu chuyển động của cây cầu quay thương hiệu Việt đầu tiên của các kỹ sư Việt.

Ngoài vẻ đẹp của sông, núi, biển, nơi đây còn quyến rũ bạn với sự phát triển của một thành phố đang phát triển cùng hàng loạt món ngon nhắc đến là thèm như mì Quảng, thịt heo hai đầu cuốn bánh tráng, 3 loại chè "độc"...