Hiển thị các bài đăng có nhãn Món ngon. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Món ngon. Hiển thị tất cả bài đăng

27 thg 5, 2015

Những món ăn vặt nên thử khi đến du lịch Đà Nẵng hè 2015

Bò kho nóng hổi ăn kèm bánh mì nóng giòn phết phô mai, bánh tằm giòn giòn, ngòn ngọt, bánh cuộn đậu xanh, bánh bèo ruốc tôm, chè xoa xoa mát lạnh,…là vô vàn các món ăn vặt ngon giá rẻ nên thử một lần khi đi tour du lich Da Nang he 2015 tron goi.

Mì Quảng sẽ là món ăn đầu tiên bạn chớ bỏ qua khi đến với thành phố này. Ở đây có món mì Quảng gà, tôm, thịt heo, cá lóc, giá dao động từ 12.000 - 25.000 đồng/tô, tùy thuộc vào tô to hay tô nhỏ. Sợi mì Quảng ở đây trắng nõn, mềm mại, nước chang rất đậm đà, ăn kèm đủ các loại rau sống thơm xanh mượt, ngửi mùi thôi cũng làm người ta xao xuyến.

Một gánh mì Quảng trong chợ Cồn

Một địa chỉ ăn vặt quen thuộc được người bản xứ giới thiệu đó là chợ Cồn. Nơi đây là thiên đường ăn vặt, từ bánh da heo, bánh tằm, bánh đậu phộng, bánh tráng cuốn đậu xanh, mì Quảng, bún ốc, bún thịt nướng, đu đủ bò khô, mít trộn cho tới đủ các loại chè và sinh tố.

Bánh tằm làm từ củ sắn, cùi dừa bào nhỏ

Khi đi du lịch Đà Nẵng du khách có thể tới các gian hàng nhỏ, gọn, sạch đẹp với món ăn giá rất mềm, 5.000 đồng một chén chè chuối thơm lừng hay 3.000 đồng một túi bánh tằm đủ cho 2 người ngồi nhân nha, 10.000 đồng một đĩa bánh bèo, 15.000 đồng một tô bún thịt nướng… Chỉ cần cầm 50.000 đồng vào chợ, bạn có thể ăn no đến căng bụng vẫn còn dư tiền.

Bánh bèo ruốc tôm

Bánh tráng cuốn thịt heo

Bánh da heo lá dứa

Bánh cuộn đậu xanh ăn lớp vỏ giòn, nhân thơm lừng

Ốc xào dừa

Bánh đậu phộng

Chè khoai môn

Chè sâm bổ lượng

Bánh flan

Chè xoa xoa

Vào buổi tối, du khách có thể lang thang trên các hẻm xéo để tìm mít trộn, nộm bò khô, bánh tráng trộn, chè chuối nướng. Những trái chuối chín được bọc xôi nếp, nướng đến thơm lừng trên bếp than hoa rồi sắt mỏng từng miếng, thả trong nồi nước gừng, đường, nước cốt dừa thơm ngào ngạt. Những hạt mưa lắc rắc của buổi đêm Đà Nẵng càng làm chén chè chuối trên tay người ăn thơm ngon hơn khiến cho du khách không thể nào quên được.

18 thg 5, 2015

Du lịch đảo Bình Ba thưởng thức món tôm hùm nướng

Bình Ba trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng với nhiều lý do như ở đây có nhiều hải sản tươi ngon và những bãi biển, phong cảnh đẹp. Khi nhắc đến hải sản, nếu du khách đã ghé qua những vùng biển nổi tiếng của Việt Nam như: Phú Quốc, Nha Trang, Vũng Tàu, Cửa Lò, Mỹ Khê,… thì có lẽ đảo Bình Ba có nhiều ưu điểm hơn cả để níu chân du khách. Khi đi du lich dao Binh Ba du khách sẽ nếm được nhiều loại hải sản ngon và rẻ, trong đó có món tôm hùm là đặc sản nổi tiếng nơi đây.

Các bè tôm hùm trên đảo Bình Ba

Khi lượng khách du lịch đổ về đây đông đúc phần lớn hải sản chỉ đủ phục vụ nhu cầu trên đảo là chính. Không cần chế biến quá cầu kì nhưng vì bắt và chế biến tại nên chổ nên hải sản còn rất tươi và ngon nên du khách luôn tấm tắc gật gù với các đặc sản địa phương. Một số du khách nói đã đi du lich dao Binh Ba 2 ngay 2 dem mà bỏ qua món tôm hùm thì cũng coi như là chưa biết gì về đảo Bình Ba.

Tôm hùm tươi sống trên đảo Bình Ba

Theo chân một cặp vợ chồng ở trên đảo, chúng tôi có dịp ghé thăm nhiều hộ gia đình nuôi tôm. Tôm hùm ở đây có nhiều loại nên mức giá cũng khác nhau. Loại đắt nhất có thể lên đến hơn 2 triệu/kg là loại tôm vớt từ bè nuôi lên và chế biến trực tiếp. Một số loại được đánh bắt và ngâm đá có mức rẻ hơn từ 800.000 đến hơn 1 triệu/kg. Tôm hùm bán cho khách nhẹ cũng phải đến 0,5kg/con, có nhiều con lớn nặng hơn 1kg.

Bè tôm hùm của người dân trên đảo

Du lich dao Binh Ba Nha Trang du khách sẽ không bao giờ quên được vị béo ngậy, ngọt lịm của tôm hùm, do tôm còn tươi khi ăn kèm muối ớt xanh ở đây càng quyện vào nhau hơn. Muối ớt xanh được chế biết trực tiếp theo công thức riêng của người dân ở đây nên vừa có vị ngọt, vị cay và rất dậy mùi hăng hăng của ớt nhưng lại không quá nồng. Có thể nói muối ớt xanh ở Bình Ba rất khác các loại muối ớt này ở thành phố.

Một số hình ảnh tôm hùm trên đảo Bình Ba







Nếu một lần được ăn tôm hùm Bình Ba chính hiệu, bạn sẽ khó lòng khen ngon món tôm hùm ở đâu khác.

2 thg 12, 2014

Canh chua bông so đũa cá rô đồng

Canh chua bông so đũa cá rô đồng là một món ngon bình dị nhưng độc đáo của vùng sông nước ĐBSCL.

ĐBSCL có hệ thống sông ngòi chằng chịt, đồng ruộng bao la. Nơi đây có sản lượng và trữ lượng cá nước ngọt lớn nhất nước. Về ĐBSCL “ăn cá” là thú vui ẩm thực rất hấp dẫn. Có rất nhiều loại cá ngon ở đồng bằng.

Canh chua bông so đũa cá rô đồng là một món ngon bình dị nhưng độc đáo của vùng sông nước ĐBSCL. Nồi canh được nấu toàn nguyên liệu tươi sống tại chỗ nên rất hấp dẫn. Cá rô là loại cá có thịt ngọt, thơm, béo khá dễ mua ở các chợ.


Mùa mưa, mùa nước nổi, cá rô theo nước lên đồng tìm thức ăn. Nông dân giăng lưới, đặt lọp bắt được rất nhiều. Cá chừng non ba ngón tay khép lại, người ta gọi là cá rô “mề”, loại này đạt chất lượng nhất. Với khoảng 9 con cá rô mề, đánh sạch vảy, bỏ ruột, chặt vi, móc mang, để nguyên con là có thể có nồi canh ngon.

Rau ghém ăn lẩu chua cá rô đồng rất phong phú như: bông súng, đậu bắp, rau muống đồng, cù nèo, rau nhút, bắp chuối, giá sống, cần ống… Nhưng thành phần rau chủ yếu vẫn là bông súng đồng. Bông súng mọc hoang rất nhiều ở các bưng, đìa, ao, vũng…


Loại rau này hình cọng, mọc ngầm dưới nước có khi dài đến hàng chục mét. Hoa bông súng màu tím than khi nở rất đẹp. Cọng bông súng được tước bỏ vỏ, cắt đoạn chừng 10cm cho dễ ăn.

Nồi nước bắc lên, khi nước sôi dằn ít muối hột. Sả bằm phi nhẹ, ớt xắt lát để vào khi nước sôi dịu xuống. Nêm đường, bột ngọt, tí nước mắm ngon. Lần lượt bỏ cà, khóm, me vô nồi nước. Nếu có con mẻ tán nhuyễn làm chất chua thì rất tuyệt. Nêm lẩu bằng rau ngò om là đúng điệu nhất, bởi loại rau này có mùi thơm rất dân dã. 


Cá rô thả vào nồi lẩu vừa chín vớt ra dĩa, chấm với nước mắm ngon nguyên chất. Rau nhúng vào nồi lẩu sôi liu riu ít nhiều tùy theo ý thích của bạn, ăn với bún hoặc cơm. Thịt cá rô thơm béo, bông súng mềm dịu, nước lẩu chua hơi cay sẽ làm cho du khách khoái khẩu, ăn xuất mồ hôi “giải nghể”!


Một bữa tiệc dân dã với lẩu chua bông súng cá rô đồng sẽ làm bạn nhớ mãi miền đất trù phú này.

7 thg 11, 2014

Về miền Tây thưởng thức món bánh ướt ngọt thơm ngon

Một chuyến du lịch về miền Tây miệt vườn không thể thiếu những chiếc bánh ướt ngọt miền Tây xinh xắn, tươi thắm, dịu dàng sắc xanh, tím, vàng như nét đẹp bình dị của xứ miệt vườn êm ả.

Bánh ướt ngọt còn gọi là bánh cuốn ngọt thu hút du khách bởi cái dân dã mang dấu ấn của lối sống nông nghiệp hồn hậu, chất phác: món gì cũng cuốn, ngọt hay mặn đều ngon của con người miền Tây nơi đây. Về du lịch miền Tây, đâu đâu cũng thấy bán bánh ướt ngọt. Bến xe, bến phà hoặc các ngõ xóm đều thấp thoáng dáng các chị, các cô với chiếc thúng đội đầu, trên đó là lớp lớp bánh ướt ngọt nhiều màu sắc, tô điểm bức tranh làng quê thêm lung linh trong nắng sớm.


Bánh làm từ bột gạo kèm nhân dừa, đậu xanh. Tuy nhiên, mỗi vùng miền lại có những biến tấu khác nhau, cho ra thứ quà quê mang đậm bản sắc. Miền Tây hảo ngọt, món gì cũng phải ngọt mới chịu. Nhân bánh gồm đậu xanh và dừa nạo. Đậu xanh đãi vỏ, ngâm mềm, nấu chín xào cùng với dừa. Chọn dừa già vừa phải, khi nạo tránh phần vỏ đen để cơm dừa không bị lạo xạo khi nhai. Xong nhân để riêng, qua phần vỏ bánh. Dù là món ăn dân dã nhưng vỏ bánh phải công phu và khéo léo mới đạt. Bột gạo và bột vị tinh pha đều theo tỉ lệ 1/1, thêm chút muối cho đậm đà, hợp với nhân ngọt. Muốn bột có màu trắng đục thì để nguyên, màu tím thì pha với lá cẩm, màu xanh pha với lá dứa, màu vàng thì pha với đường thốt nốt nấu chảy. Nhìn bánh đẹp mắt vậy mà không có chút phẩm màu hóa học nào, toàn từ sản vật trong vườn nhà.

Người ta thường tráng bột lên nắp nồi hoặc chảo chống dính, với độ dày vừa phải, không quá mỏng khiến bánh dễ gãy khi lấy, không quá dày khiến bánh thô. Mỏng vừa đủ để nhìn thấy nhân bên trong, dẻo dai khi cuốn. Cuộn tròn vỏ bánh với phần nhân vừa xào. Lăn thêm lớp mè rang bên ngoài. Khi ăn chấm với muối mè hoặc muối đậu phộng. Cắn một miếng bánh ướt ngọt, dai dai như bánh da lợn mà sừn sựt thấy mê. Phần nhân ngòn ngọt, beo béo, thơm thơm. Chấm bánh với chút muối mè mằn mặn mới thấy sự hài hòa của hương đồng gió nội.

Cầm chiếc bánh ướt ngọt trên tay thấy hình ảnh của bếp quê rực rỡ than hồng, chiếc nắp nồi bằng gang đang bốc khói cùng tiếng tráng bánh xèo xèo, thấy dáng các mẹ trong bộ bà ba bình dị, với đám con trẻ xoắn xít xung quanh, thấy bàn tay thô ráp tảo tần mà cuốn bánh mềm mại khéo léo, mang cả hồn quê trong món quà cho con trẻ. Thế mới biết, dù là món ăn chơi, cũng thể hiện sự tinh túy và sáng tạo của ẩm thực Nam Bộ.

Nếu bạn có dịp đi tour du lich mien Tay, về với sông nước miệt vườn và người dân thân thiện nơi đây. Hãy thử 1 lần thưởng thức món bánh ướt ngọt này, để cảm nhận hết cái vị đậm đà của nó.

Nguồn Viet Fun Travel: Du lịch miền Tây thưởng thức món bánh ướt ngọt

28 thg 8, 2014

Thưởng thức bánh mì ngon nhất Việt Nam ở Hội An

Từ khóa “best banh mi in Vietnam” sẽ cho bạn kết quả về tiệm bánh mì tên “Bánh mì Phượng” ở Hội An. Vậy điều gì làm nên sự đặc biệt trong chiếc bánh mì ngon nhất Việt Nam đó?

Đầu bếp người Canada Cameron Stauch, người đã từng có thời gian nấu ăn cho tổng thống Canada và hiện đang sinh sống tại Hà Nội sẽ cho chúng ta biết những cảm nhận đặc biệt của bản thân khi nếm thử chiếc bánh mì ngon nhất Việt Nam.

Với niềm hứng thú và háo hức đặc biệt, người đầu bếp Canada đã ăn hết chiếc bánh mỳ của mình một cách nhanh chóng, thậm chí thưởng thức tới cả những giọt sốt cuối cùng dính lại trên các ngón tay và yêu cầu thêm một chiếc bánh mỳ nữa. Đó là những điều tuyệt vời mà Cameron Stauch có được khi tới cửa hàng bánh mì Phượng ở Hội An.

Trước khi du lịch Việt Nam, Cameron Stauch đã từng thử một vài loại bánh mì Việt tại các quầy hàng bánh mỳ ở nước ngoài do người Việt làm chủ sở hữu, nhưng hương vị đó không làm người đầu bếp Canada cảm thấy thỏa mãn. Khi tới Việt Nam, những chiếc bánh mỳ tại Hà Nội cũng như Sài Gòn đều được vị đầu bếp nhận xét là khá ổn, nhưng đều thiếu cá tính và không đủ no bụng.

Chỉ khi tới quán “bánh mì ngon nhất Việt Nam” theo cảm nhận của nhiều bạn bè quốc tế khác, ông mới thực sự cảm thấy thỏa mãn. Sau một vài lần lưu lại phố cổ xinh đẹp Hội An, cuối cùng Cameron Stauch đã tìm ra yếu tố khiến những chiếc bánh mỳ ở đây ngon đặc biệt tới như vậy. Đó là do hầu hết các thành phần nguyên liệu đều được chủ tiệm tự chế biến, chứ không phải dùng các nguyên liệu có sẵn như nhiều nơi khác.

Một số điều độc đáo khác tạo nên chiếc bánh mì ngon nhất Việt Nam được người đầu bếp Canada khám phá ra đó là:

Bánh mì giữ ấm trong bếp ủ than hồng

Những chiếc bánh mì ở quán đều khá mỏng, không bị dày như loại bánh mì Pháp cổ điển. Tất cả bánh mì trước khi chế biến đều được giữ ấm trong một khoang tủ gỗ bởi nhiệt độ của một chiếc bếp than hồng.



Bánh mì luôn được giữ ấm. Ảnh depplus.

Nước sốt tự chế

Nước sốt của quán bánh mì Phượng đều được chủ tiệm chế biến kì công, mang vị béo ngậy đậm đà. Thay vì các loại maiyonaise, nước tương, mắm nêm pha sẵn, chủ tiệm đã tự pha chế một loại “siêu sốt” theo cách gọi của đầu bếp Cameron Stauch. Công thức này là bí quyết được giữ kín của chủ tiệm.

Loại “siêu sốt” mang hương vị đặc biệt. Ảnh depplus.

Thịt và pate hảo hạng

Thịt ăn kèm bánh mỳ bao gồm một lát mỏng thịt lợn thăn nướng, thịt nguội hoặc chả lụa, xúc xích. Ở quán còn có loại pa te gan đặc biệt mềm và ngậy béo, khi ăn như tan ngay trong khoang miệng góp phần tăng thêm hương vị thơm ngon.


Pate được làm rất đặc biệt. Ảnh depplus.

Thịt, chả chất lượng. Ảnh depplus.

Các loại rau ăn kèm

Tất cả rau ăn kèm đều là rau tươi, kết hợp từ nhiều loại rau sống khác nhau mang hương vị độc đáo như rau mùi, rau húng, hành lá,… Một chút cà rốt, dưa chuột muối chua ngọt cũng làm tăng thêm sự mới mẻ và ngon miệng cho chiếc bánh mì tiệm Phượng.

Các loại rau ăn kèm khá đa dạng. Ảnh depplus.

Cách sắp xếp nguyên liệu

Các nhân viên quán đều tuân thủ một cách sắp xếp nguyên liệu thống nhất, khiến thời gian hoàn thành một chiếc bánh mì chỉ mất vài phút ngắn ngủi và hương vị đồng đều cho tất cả.

Đầu tiên, một muỗng sốt maiyonaise tự chế được rưới đều trong bánh, tiếp đến là một muồng pate trải đều bên dưới. Hai muỗng nhỏ sốt tiêu được rưới dọc thành bánh, thịt và rau muối được thêm ở bước tiếp theo.

Bánh mì nơi đây được hết hợp rất nhiều nguyên liệu. Ảnh depplus.

Các loại nguyên liệu chính như thịt, chả lụa được đặt vào bánh; phủ lên trên là chút tương ớt hoặc thêm một chút nước sốt tự chế. Đầu bếp Cameron Stauch chia sẻ, ông tin rằng quy trình phân lớp đặc biệt đó đã tạo nên hương vị hài hòa dễ gây nghiện cho chiếc bánh mì ở đây.

Bánh mì ở Hội An được khách Tây yêu mến đặc biệt. Ảnh depplus.

Cameron Stauch yêu thích chiếc bánh mì ở cửa tiệm nhỏ nơi phố cổ Hội An một cách đặc biệt, ông cũng không quên gợi ý cho bạn bè và các du khách quốc tế khác địa điểm lý thú này.














































































27 thg 8, 2014

Những món ngon miền Trung nổi tiếng ở Kom Tum

Dù không ghé qua dải đất miền Trung nhưng du khách vẫn có thể nếm thử những đặc sản nổi tiếng như mì Quảng hay nem nướng Ninh Hòa khi có chuyến du lịch ở vùng đất đỏ Tây Nguyên.

Dưới đây là một số địa chỉ mà du khách có thể thưởng thức món ngon tại Kon Tum.

1. Mì Quảng

Mì Quảng được bán tại đường Phan Chu Trinh, Kon Tum. Ảnh: T.P

Nhắc đến Quảng Nam, nhiều người thường nghĩ tới món mì Quảng ngon nổi tiếng. Đây là món mì được làm từ bột gạo xay mịn, tráng thành bánh sau đó thái những sợi mỏng. Mì Quảng có phần nước dùng rất ít, điều làm nên đặc trưng của món ăn này. Thông thường sau khi đặt lên trên lớp mì nào là tôm, thịt heo nạc, thịt gà, rau thơm gồm rau trà quế, rau húng, hoa chuối thái mỏng, lạc rang giã nhỏ,... người bán sẽ chan lên bát mì một loại nước dùng được ninh từ tôm và một số gia vị khác. Mì Quảng có vị tự nhiên, sợi mềm, dai,... khiến khách ăn một lần là nhớ mãi không thôi. Chẳng vậy mà mà món ngon này được rất nhiều người yêu thích.

Tại Kon Tum, những tín đồ ẩm thực có thể tới đường Phan Chu Trinh để thưởng thức món ngon độc đáo, đậm chất miền Trung này.

2. Các món lươn xứ Nghệ

Cháo lươn có vị ngọt tự nhiên, hấp dẫn. Ảnh: Huấn Phan

Lươn là một trong những đặc sản nổi tiếng và ngon hấp dẫn tại xứ Nghệ. Chẳng vậy mà món ngon này xuất hiện ở rất nhiều nơi trên dải đất hình chữ S, và tất nhiên không ngoại trừ Kon Tum. Với những thực khách mê mẩn các món lươn xứ Nghệ có thể tìm thấy ở Kon Tum súp lươn và cháo lươn. Mặc dù không đa dạng cá món như tại chính quê hương của nó nhưng chứng đó cũng đủ làm thực khách hài lòng.

Cháo lươn xứ Nghệ ở Kon Tum vẫn đủ đầy như hương vị truyền thống, đó là vị béo ngậy của lươn đồng hòa cùng cái ấm nóng của cháo và ớt cay nồng. Hay như súp lươn với màu sắc bắt mắt từ vàng của nghệ, xanh của hành lá, mùi tàu và khi nếm thử mới thấy mùi tanh không còn. Trường Chinh và Hùng Vương là hai con đường mà du khách có thể thưởng thức các món ngon độc đáo này.

3. Ẩm thực Ninh Hòa

Nem nướng được làm từ những nguyên liệu tươi nhất. Ảnh: Huấn Phan

Một trong những món ngon miền Trung mà người dân tại Kon Tum thường tìm thưởng thức khi ghé qua đường Lê Hồng Phong chính là nem nướng và bún cá. Sở dĩ hai món ăn này hấp dẫn thực khách tới vậy vì được chế biến từ những nguyên liệu tươi ngon nhất. Trong khi nem nướng được làm từ thịt heo còn tươi giã nhuyễn, trộn đều với mỡ thái hạt lựu, tỏi, tiêu, đường… sau đó nắm thành thanh dài rồi xiên que và nướng chín trên than hồng, thì bún cá được chế biến từ chả cá thác lác được làm khéo léo cùng các gia vị đi kèm như dứa, cà chua,...

4. Bún sứa

Bún sứa chỉ nhìn thôi đã thấy ngon miệng. Ảnh: dulichvietnam

Được xem như món ăn đặc trưng của biển miền Trung nên bún sứa chính là món ngon mà du khách có thể thưởng thức ngay tại Kon Tum mà không phải di chuyển tới Nha Trang, Phan Thiết hay Bình Định,.. Với thành phần chính gồm sứa biển, bún ăn kèm rau sống, mỗi một bát bún sứa mang đến cho thực khách những dư vị khó có thể quên. Đó là vị giòn sần sật của sứa được làm kỹ, vị ngọt đậm đà của nước hầm xương và vị cay cay của ớt dầu. Có thể hương vị không thể trọn vẹn như chính tại dải đất miền Trung nhưng với sự có mặt tại Kon Tum thì bún sứa vẫn là một gợi ý nên thử cho những ai bỗng nhiên nhớ hương vị quê nhà.

Bún sứa Kon Tum được bán trên đường Đoàn Thị Điểm

5. Bánh gói 

Phan Đình Phùng là con đường của bánh gói miền Trung. Ảnh: thanhnien

Là một loại bánh khá giản dị, bánh gói không chỉ được người dân miền Trung yêu thích mà ngay tại Kon Tum, món ngon này cũng giữ nguyên được sự hấp dẫn của mình. Bánh được làm từ bột gạo pha với nước dứa, bên trong có nhân đậu xanh và mỡ heo cùng hành lá. Khách nếm thử hãy chầm chậm bóc lớp vỏ lá chuối xanh bên ngoài để lộ tấm bánh đầy đặn bên trong. Cắn một miếng mà cảm nhận được mùi thơm của thịt quyện cùng phần đậu xanh hấp dẫn. Khách có thể tìm mua cho mình món bánh ngon này trên đường Phan Đình Phùng.

15 thg 8, 2014

Khám phá nét hoang sơ biển Lagi và thưởng thức món ngon

Biển Lagi ở đâu? Nơi đây được ví với một cô thôn nữ đang trong độ tuổi đôi mươi, mơ màng, quyến rũ mềm mại lại yêu kiều. Vào những ngày nóng nực nhất, du lịch Phan Thiết đến với Lagi, ai cũng cảm thấy vô cùng dễ chịu, mát mẻ.
Kinh nghiệm du lịch Phan Thiết
Ai đã từng du lịch Phan Thiết và đến Lagi đều có nhận xét chung: Biển Lagi rất hoang sơ, rất đẹp, đáng để đến một lần trong đời. Lagi có biển, có núi, có những đảo đá độc đáo là nơi tuyệt vời để tắm biển, nghỉ ngơi, thư giãn. Sáng sớm tinh mơ hãy thả lỏng cơ thể để lững thững tản bộ ngắm nhìn ánh nắng bình minh vàng rực, len lỏi qua những đám sương chưa kịp tan biến. Với đôi chân trần hãy nhẹ nhàng cảm nhận da cát mềm mịn để trân quý vùng biển mặn quê hương.


Buổi trưa đắm mình trong dòng nước biển xanh biếc, sau khi thỏa sức với tìm một góc nhỏ yên tĩnh để thưởng thức cá đục nướng và làm một giấc trưa thanh bình dưới những hàng dương cổ kính. Chiều về ngồi trên bờ biển lắng tai nghe những âm điệu ngọt ngào của từng con sóng biển. Tối đến ngắm hàng vạn vì sao phản chiếu xuống biển nước xanh trong. Đặt ngay tour giá rẻ cho lễ 2/9 sắp tới để một ngày trải nghiệm ở biển xanh Lagi sẽ cho bạn nhiều cung bậc cảm xúc, đôi khi bất chợt trong lòng len lỏi tình yêu quê hương biển đảo nồng nàn, cháy bỏng.

Hai đặc sản rất nổi tiếng ở vùng biển này là cá nục nướng và gỏi cá mai.

Gỏi cá mai

Đến Lagi, ngoài thưởng thức nhiều loại hải sản tươi ngon của xứ biển, có món đặc sản bạn không nên bỏ qua là gỏi cá mai. Cá mai có vị ngọt, thịt dai, thơm. 


Sau khi bắt lên cá được làm sạch, rút hết xương, cắt phi lê lát mỏng vừa phải sau đó vắt chanh lên để trong vòng 5-10 phút cho tái chín. Sau đó đem trộn với rau hành, cà rốt, đậu phộng, hành phi, muối tiêu…sao cho vừa miệng và hợp với khẩu vị. Gỏi cá mai có vị ngọt, thịt dai, thơm. Cá mai sau khi được làm sạch thì đem trộn chung với các loại rau, cà rốt, đậu phộng, hành phi, muối tiêu sau đó chấm cùng loại nước mắm cầu kỳ của Phan Thiết, ăn giòn tan và nồng nàn hương vị của biển cả Phan Thiết nơi đầu lưỡi. 


Bạn có muốn hương vị của món cá mai không? Nhanh tay đặt tour du lịch 2/9 để thưởng thức đặc sản của vùng biển này.

Cá nục nướng

Là một loại cá đặc trưng của vùng biển Lagi, cá đục vàng luôn được người dân địa phương và du khách ưa chuộng, bởi thịt cá có vị ngọt, thơm ăn kèm bánh tráng cuốn với dưa leo, rau xanh sau khi thỏa sức vẫy vùng bên dòng nước biển xanh trong thì không gì bằng. Chỉ có du lịch Phan Thiết với tour du lịch lễ 2/9 để tận hưởng mùi vị của món cá nục nướng thơm ngon.

 

Cá nục có thân nhỏ, dài 10-15 cm được ngư dân làng chài đánh bắt trong vùng biển gần bờ. Đến đây du khách có thể mượn những chiếc thúng nhỏ, vài cây cần câu tập tành làm dân chài. Sau khi quăng lưới, ngồi lênh đênh trên thuyền thúng vừa câu cá đục, vừa ngắm biển xanh Tổ quốc xa tận chân trời. Cá đục nướng có vịt ngọt, thơm rất đặc trưng. Khi ăn thì cuộn cùng với bánh tráng, rau xanh, dưa leo chấm cùng nước chấm chua ngọt, mang đến một hương vị thơm ngon, đặc biệt.

 

Chẳng còn gì thú vị hơn khi cùng nhau quây quần bên bếp than hồng, nướng những chú cá nục thơm nức, ngắm biển xanh và nghe giai điệu êm ru của biển cả, của hàng dương xanh bên bờ.

13 thg 8, 2014

Những quán cơm được ưa thích nhất Sài Thành

Những quán ăn với không gian được thiết kế mộc mạc mang nét đặc trưng của miền quê cùng với những món ăn dân dã. Mang thực khách trở về những ký ức xa xưa cùng với hương vị đậm đà khó quên.

1. Quán cơm Bụi


Nằm trong khu phố Nhật, quán ăn của Hoa hậu Mai Phương Thúy có vẻ ngoài không có gì khác biệt so với những ngôi nhà xung quanh, nhưng đằng sau cánh cửa kính là một khung cảnh thân quen mang đậm nét xưa của gia đình Việt. Từ bộ bàn ghế gỗ nhuốm màu thời gian, những chiếc đĩa, chén với nước men đã nhuốm màu thời gian hay nhưng chiếc ly thủy tinh mang đặc trưng của thế kỷ trước... tất cả như đang tái hiện lại một không gian xưa cũ giản gị, mộc mạc nhưng rất tự nhiên, ấm cúng.


Không chỉ có không gian đẹp, thực đơn của quán cũng rất gần gũi với những món ăn quen thuộc trong bữa cơm nhà như: thịt kho mắm ruốc, cá rô đồng kho, rau lang luộc, rau luộc chấm kho quẹt, canh chua nấu mẻ...

Địa chỉ: 17A Ngô Văn Năm, phường Bến Nghé, quận 1, TP HCM. Quán bán từ 7h đến 23h hằng ngày. Món ăn ở quán có giá từ 30.000 đồng đến 120.000 đồng.

2. Quán Cục Gạch


Đến Cục Gạch, thực khách sẽ được thưởng thức những món ăn mang đậm hương vị Việt với cá kho, thịt kho mắm ruốc, rau luộc, cà pháo, canh chua, tép đồng um… trong một không gian mang nét làng quê với mái tre, ghế mộc, chiếc lu đựng nước nhỏ, những chiếc đèn hột vịt, đũa tre đựng trong lon gigo (lon sữa của Pháp ngày xưa) hay chiếc chén sứt mẻ quanh vành miệng một cách tự nhiên....


Điểm đặc biệt ở đây là thực khách có thể không cần chọn món, chỉ cần nói bao nhiêu phần ăn, nhân viên sẽ đem lên đúng bấy nhiêu phần. Dùng cơm với thịt luộc, cá kho hay rau xào… bạn không biết trước. Nhưng cũng đừng quá lo lắng vì đầu bếp ở đây nấu ăn rất ngon theo đúng vị đậm đà và cay xé lưỡi của người miền Trung.

Địa chỉ: Quán Cục Gạch - 10 Đặng Tất, phường Tân Định, quận 1, TP HCM. Quán bán từ 11h đến 23h hằng ngày. Món ăn ở quán khoảng từ 30.000 đồng.

3. Quán Bắc Vị


Nằm trên lầu của một căn biệt thự Pháp, những lối nhỏ dẫn đến không gian chính như đưa thực khách dạo bước qua các góc phố cổ quen thuộc... Bên trong quán, các vật dụng và không gian được bày trí mang nét đặc trưng Hà Nội với những khung cửa nhỏ, gam màu trầm, sang trọng và ấm cúng.


Thực đơn của quán là các món mang vị Bắc như canh cua rau đay cà pháo, canh sườn heo nấu sấu, cá chép om dưa, thịt đông, ruốc rang khế... Ngoài ra, ở đây còn nhiều món ngon khác như bún chả, miến cua, lươn om chuối đậu, riêu cá chép, chả nem cua bể... mang đúng hương vị miền Bắc nên rất được thực khách ưa thích.

Địa chỉ: Quán Bắc Vị - 254 Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, TP HCM. Quán cửa từ thứ hai đến thứ sáu, từ 10h đến 22h và thứ bảy - chủ nhật từ 8h đến 22h. Mức giá trung bình ở đây vào khoảng 100.000 đồng.

4. Quán Ann


Đây là quán ăn mang hương vị Nam Định của Siêu mẫu Vũ Thu Phương. Đặt chân đến đây, thực khách cảm giác như đang bước vào một ngôi chợ quê Nam Định với những gánh hàng rong, quầy bánh cuốn... xa xa là lũy tre làng, cây đa, giếng nước... rất thân thuộc và gần gũi.


Thực đơn của quán ngoài những món cơm mang hương vị Bắc còn có nhiều món ăn đặc trưng của Nam Định như phở, bánh cuốn... hay những món độc đáo như xôi chiên áp chảo, cá trắm kho riềng... Đặc biệt nhất là những phần cơm riêng biệt theo từng huyện ở Nam Định như phần cơm Giao Thủy, phần Nghĩa Hưng, phần Hải Hậu, phần Vụ Bản...

Địa chỉ: Quán Ann, 11B Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Bến Nghé, quận 1, TP HCM. Quán bán từ 6h đến 22h, các món ăn ở quán có giá từ khoảng 40.000 đồng.

5. Quán Làng Cua Đồng


Không gian quán nhỏ nhưng nhờ cách bài trí nên vẫn tạo được sự thoải mái cho thực khách. Bên cạnh đó, các vật dụng trong quán như bàn, ghế, ống đựng đũa, giỏ... đều được làm từ tre, nứa tạo cảm giác mộc mạc và rất thân quen.


Đến đây, thực khách có thể thưởng thức đầy đủ các món ăn đặc trưng của miền Bắc như: canh cua rau đay mướp hương, cá rô hầm nước dừa, thịt giả cầy, rau lang luộc, thịt luộc, cà pháo mắm tôm, tép riu rang khế chua... Món ăn thường không nhiều, mỗi loại một ít nên thực khách thường được thưởng thức nhiều món một lúc mà không sợ quá no.

Địa chỉ: Quán Làng Cua Đồng - 18A/3/A3 Nguyễn Thị Minh Khai, phường Đa Kao, quận 1, TP HCM. Quán bán từ 7h30 đến 14h30 và từ 17h đến 21h30. Món ăn ở quán có giá từ 30.000 đồng.