Hiển thị các bài đăng có nhãn Kinh Nghiem Du Lich. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Kinh Nghiem Du Lich. Hiển thị tất cả bài đăng

28 thg 5, 2015

Phải làm gì nếu mất hành lý, hộ chiếu khi du lịch nước ngoài?



Newyouth Tourism - Mất hành lý, đặc biệt là hộ chiếu khi đang du lịch ở nước ngoài, là một trong những điều tồi tệ nhất đôi khi du khách phải đối diện. Trong hoàn cảnh này, bạn phải xử lý thế nào để tìm được sự hỗ trợ nhanh nhất?



Bị mất tài sản ở nơi đất khách quê người là tình huống xấu nhất mà bất cứ du khách nào cũng có thể gặp phải. Trong trường hợp này, việc đầu tiên bạn phải giữ bình tĩnh, cố nhớ lại những điểm nghi ngờ nhất.


Nếu đi du lịch riêng lẻ, bạn lập tức về khách sạn, nhờ lễ tân gọi điện cho hãng taxi đưa tới đồn cảnh sát gần nhất và xin giấy xác nhận mất hộ chiếu. Nếu đi theo đoàn, hãy báo cho người dẫn tour.


Việc báo cáo tại các đồn cảnh sát không phải trường hợp nào cũng phát huy tác dụng. Tuy nhiên, chúng ta không nên bỏ lỡ bất cứ hi vọng nào. Sau đó, bạn liên lạc với cơ quan đại sứ, lãnh sự quán để thực hiện thủ tục xin cấp hộ chiếu mới.

Bước tiếp theo, nếu bạn mất hành lý trong đó có thẻ tín dụng, lập tức gọi điện thoại thông báo với ngân hàng nơi bạn mở tài khoản, báo khóa thẻ, phong tỏa quyền sử dụng thẻ với kẻ trộm.

Bạn nên tìm dến phòng "tìm kiếm đồ thất lạc" của nước sở tại, để lại thông tin cá nhân và  những món đồ bị mất cắp. Nếu may mắn, ai đó có thể liên lạc lại với bạn.

Giữ lại hóa đơn, giấy tờ liên quan tới việc bị mất cắp. Sau này khi quay về nước, bạn có thể xin hoàn tiền từ các công ty bảo hiểm.

Thủ tục xin cấp lại hộ chiếu khi ở nước ngoài

Điền thông tin đầy đủ vào Đơn trình báo mất hộ chiếu và gửi mail về Cục lãnh sự (cls.mfa@mofa.gov.vn) và Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam nơi bạn đang có mặt cùng 2 ảnh nền trắng 4x6. Nộp kèm bản xác nhận báo mất hộ chiếu của sở cảnh sát.

Khi hộ chiếu mất được thông báo hủy, nó sẽ không được phục hồi giá trị. Nếu tìm thấy quyển hộ chiếu đã mất, bạn không sử dụng nó được nữa và cần xin cấp quyển mới.

Nếu mang theo giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam như chứng minh thư nhân dân, tờ khai nhập cảnh, trong vòng 5 ngày làm việc, bạn được cấp lại hộ chiếu nếu tiếp tục đi nước khác, nếu về nước bạn được cấp giấy thông hành.

Nếu đi theo tour, đoàn công tác, người cùng đoàn trình hộ chiếu cá nhân, xác nhận bạn là thành viên đoàn, bạn được cấp giấy thông hành về nước trong 24 giờ.

Nếu không thuộc những đối tượng nêu trên, Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước sở tại phải tiến hành xác minh. Không quá 5 ngày làm việc, bạn được xem xét cấp lại hộ chiếu hoặc giấy thông hành để về nước.

Lời khuyên:
Trước khi tình huống xấu này xảy ra, bạn nên trang bị cho bản thân một số dự phòng cơ bản. Khi xuất ngoại, bạn nên mua loại túi chuyên dụng đựng hộ chiếu đeo bên người, ghi lại địa chỉ, số điện thoại của đại sứ quán ở nước sở tại. Không để hộ chiếu ở khách sạn hay balo, hành lý vì chúng có thể bị mất cắp.

Luôn chuẩn bị sẵn ảnh 4x6 nền phông trắng (loại dùng cho hộ chiếu), một số bản photo hộ chiếu (bản màu), chứng minh thư, tờ khai phòng khi mất hộ chiếu. Những giấy tờ này tuyệt đối không cất giữ chung cùng hộ chiếu. Trong trường hợp không may hộ chiếu gốc bị mất, giấy tờ có sẵn sẽ giúp bạn nhanh chóng hoàn thành thủ tục.


21 thg 5, 2015

Hộ chiếu nào đắt nhất thế giới?



Các kết quả nghiên cứu được ghi trong đồ hoạ thông tin GoEuro mới xếp hạng các hộ chiếu uy thế nhất thế giới và đưa ra một cái nhìn kỳ quặc.

Hộ chiếu nào đắt nhất thế giới? 1

Hộ chiếu Thuỵ Điển có tiếng là uy thế nhất trên thế giới, nhưng hoá ra nó cũng là một trong những tư liệu du hành có nhu cầu cao nhất trên thị trường chợ đen. Nghiên cứu mới nhất cho thấy hộ chiếu Thuỵ Điển thường được buôn bán nhất trong các thương vụ chui, vì không có giới hạn cao hơn về số lượng thay thế có sẵn đối với chủ hợp pháp.


Các hộ chiếu này có thể bán với giá lên đến 9.000USD mỗi tấm – cao hơn nhiều so với chi phí 447USD mà chính phủ Thuỵ Điển yêu cầu công dân phải đóng mỗi khi muốn làm hoặc đổi mới hộ chiếu.


Các kết quả nghiên cứu được ghi trong đồ hoạ thông tin GoEuro mới xếp hạng các hộ chiếu uy thế nhất thế giới và đưa ra một cái nhìn kỳ quặc.

 

Khi chiếu vào một tia cực tím, hộ chiếu Canada hiện ra những hình ảnh đầy màu sắc trên các trang của nó, trong đó có cả toà nhà Quốc hội ở Ottawa.


Hộ chiếu Phần Lan hiện ra một con nai sừng tấm đang đi khi các trang được lật tới, trong khi bìa của cuốn hộ chiếu Bỉ hiện ra ba chuỗi ngôn ngữ khác nhau, bắt đầu với tiếng Hà Lan, Pháp hoặc Đức.
Hộ chiếu nào đắt nhất thế giới? 2

Trong khi đó, hộ chiếu Anh cũng là một trong những hành trang du hành uy thế nhất trên hành tinh, nhưng nó cũng không hề rẻ.

Nghiên cứu cho rằng những khách du hành người Anh đang chi trả cho một trong những chi phí hộ chiếu mắc nhất trên thế giới, với mức phí thấp hơn xa so với những hộ chiếu như của Afghanistan, Các vương quốc Á Rập thống nhất (UAE), Cộng hoà Czech, Trung Quốc và Nga.

Người Anh có một trong những hộ chiếu uy thế nhất trên thế giới, cho phép họ vào 174 nước không cần thị thực.

Nghiên cứu của trang web GoEuro thấy rằng hộ chiếu Anh là hộ chiếu mắc thứ 11 trong số 51 nước trong nghiên cứu, và phải mất 11 giờ lương tối thiểu của một công nhân mới chi trả đủ.

UAE có hộ chiếu giá phải chăng là 13,5USD, trong khi Thổ Nhĩ Kỳ có phí hộ chiếu mắc nhất – 250USD, theo GoEuro.

Dựa trên nghiên cứu , trang web du hành cho rằng hộ chiếu Thuỵ Điển uy thế nhất thế giới.

Nó cho phép vào 174 quốc gia không cần thị thực – tương đương với Phần Lan, Đức, Anh và Hoa Kỳ – nhưng được xếp hạng nhất trên trang web là nhờ phí thấp.

Người Thuỵ Điển chỉ phải trả phí 42USD mỗi hộ chiếu, và chỉ tiêu tốn một giờ công của một người thợ trung bình. Thuỵ Điển, theo GoEuro, không có mức lương tối thiểu theo luật định, và mức lương được định ra thông qua thương lượng tập thể.

Khi chi phí được sử dụng như là yếu tố quyết định, hộ chiếu của Anh xếp hàng thứ tư về uy thế trên thế giới, sau Thuỵ Điển, Phần Lan và Đức, với mức phí 110USD.

Ở Liberia, một người thợ với mức lương tối thiểu phải mất 278 giờ công để chi trả cho một hộ chiếu với mức phí 50USD.

Và dường như những người du hành khắp thế giới đều yêu thích nắm trong tay một cuốn hộ chiếu Anh.

20% số người trong một cuộc thăm dò mới đây cho biết họ chọn một cuốn hộ chiếu Anh nếu họ có thêm một quốc tịch cùng với quốc tịch chính của họ, mặc dù đó là một trong những quốc tịch mắc nhất thế giới.

Các thứ hạng yêu thích tiếp theo sau là Hoa Kỳ – 18%, Thuỵ Sĩ – 17%, Đức – 10%, và Canada cùng Úc là 10%.



12 thg 5, 2015

Chính phủ Việt Nam miễn thị thực cho công dân 7 nước



Chính phủ vừa ra Nghị quyết miễn thị thực có thời hạn đối với công dân 7 nước khi nhập cảnh Việt Nam.



Theo đó, công dân 7 nước được miễn thị thực gồm: Liên bang Nga; Nhật Bản; Đại Hàn Dân Quốc; Vương quốc Đan Mạch; Vương quốc Na Uy; Vương quốc Thụy Điển và Cộng hòa Phần Lan.

Các công dân này sẽ được miễn thị thực khi nhập cảnh Việt Nam với thời hạn tạm trú tại Việt Nam không quá 15 ngày kể từ ngày nhập cảnh, không phân biệt loại hộ chiếu, mục đích nhập cảnh, trên cơ sở đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Chính sách trên được thực hiện trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày 1/1/2015 đến hết ngày 31/12/2019 và sẽ được xem xét, gia hạn theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Việt Nam hiện nay đang áp dụng hệ thống miễn thị thực trong thời hạn 30 ngày cho khách du lịch đến từ các nước ASEAN (trừ Brunei trong thời hạn 14 ngày) và sắp tới là miễn thị thực trong thời hạn 15 ngày đối với khách du lịch đến từ các nước: Liên bang Nga; Nhật Bản; Đại Hàn Dân Quốc; Vương quốc Đan Mạch; Vương quốc Na Uy; Vương quốc Thụy Điển và Cộng hòa Phần Lan. Chính sách miễn thị thực của Việt Nam đã góp phần khá tích cực vào sự phát triển du lịch Việt Nam.

Việc mở rộng chính sách miễn thị thực không chỉ đảm bảo thực hiện thành công chiến lược phát triển du lịch mà còn góp phần nâng cao mức tăng trưởng kinh tế - xã hội. Theo số liệu thống kê, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam có mức chi tiêu bình quân từ 1.200 USD đến 2.500 USD tùy từng thị trường khách và loại hình du lịch. Tiêu dùng của khách du lịch quốc tế sẽ nâng cao thu nhập cho khu vực tư nhân và các khoản thuế đóng góp cho khu vực nhà nước, cũng như góp phần đẩy mạnh nhu cầu về các sản phẩm phụ trợ như vận tải, ăn uống, hàng thủ công mỹ nghệ…, tạo việc làm và các lợi ích xã hội cho cộng đồng.